Ngày Thương binh Liệt sĩ là ngày gì? Người có công với cách mạng được tặng quà gì vào ngày này?
Ngày Thương binh Liệt sĩ là ngày gì?
Ngày Thương binh Liệt sĩ (ngày 27 tháng 7) là ngày lễ kỉ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm về những người thương binh, liệt sĩ của nước ta. Ngày lễ này được ghi nhận như là một biểu hiện của truyền thống "uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây" ở Việt Nam.
Trong ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7, chính quyền các cấp, các đoàn thể mà trọng tâm là Hội cựu chiến binh tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, rầm rộ, chủ yếu là việc các cá nhân, tổ chức, nhà chức trách thăm và tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, dâng hương tri ân tại các nghĩa trang liệt sĩ.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Ngày Thương binh Liệt sĩ là ngày gì? Người có công với cách mạng được tặng quà gì vào ngày này? (Hình từ Internet)
Người có công với cách mạng được tặng quà gì vào ngày này?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 590/QĐ-CTN năm 2024 quy định về tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), cụ thể có các mức quà tặng như sau:
* Mức quà 600.000 đồng tặng:
- Người có công với cách mạng:
+ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và những cá nhân đã có quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trước ngày 28/7/2024 nhưng chưa hoàn tất thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
- Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
* Mức quà 300.000 đồng tặng:
- Người có công với cách mạng:
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
- Đại diện thân nhân liệt sĩ.
- Người thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân).
Chính phủ có trách nhiệm gì trong việc quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng?
Căn cứ tại Điều 48 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng như sau:
- Quy định thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; quy định thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đối với những trường hợp còn tồn đọng;
- Quy định mức hưởng và việc thực hiện trợ cấp, phụ cấp, các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; chính sách, chế độ đối với người làm việc tại cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, cơ sở đón tiếp người có công với cách mạng; đầu tư cho công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ, cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, cơ sở đón tiếp người có công từ ngân sách nhà nước; quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ;
- Quy định chế độ hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước;
- Quy định chế độ ưu đãi đối với người sử dụng đất là người có công với cách mạng; đất dành riêng cho công trình ghi công liệt sĩ, cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng khác; hỗ trợ cơ sở vật chất đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh;
- Quy định chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bằng các hình thức ưu tiên giúp đỡ về giống, vật nuôi, cây trồng, thủy lợi phí, chế biến nông sản, lâm sản, áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất;
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chính sách, chế độ đối với cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ;
- Quy định về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin;
- Quy định việc thực hiện chính sách ưu đãi người nước ngoài có công với cách mạng;
- Xây dựng kế hoạch cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu trong thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;
- Quy định việc giám định y khoa để xem xét công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?