Ngày Thế giới Phòng chống lạm dụng Người cao tuổi năm 2024 rơi vào thứ mấy? Có được yêu cầu người lao động cao tuổi làm thêm giờ hay không?
Ngày Thế giới Phòng chống lạm dụng Người cao tuổi năm 2024 rơi vào thứ mấy?
Ngày 15 tháng 6 hằng năm được chọn là ngày Thế giới Phòng chống lạm dụng Người cao tuổi.
Mục tiêu của ngày Thế giới Phòng chống lạm dụng Người cao tuổi là tạo cơ hội cho cộng đồng trên toàn thế giới tăng cường nhận thức, hiểu biết về tình trạng ngược đãi, lạm dụng, bạo hành và bỏ mặc người cao tuổi, nhận thức về các quá trình văn hóa, xã hội, kinh tế, nhân chủng học có ảnh hưởng tới sự ngược đãi và bỏ mặc người cao tuổi.
Ngày Thế giới Phòng chống lạm dụng Người cao tuổi được tổ chức như một chiến dịch kêu gọi mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng quan tâm hơn nữa tới thực tế ngược đãi, bỏ mặc và lạm dụng người cao tuổi.
Năm 2024, ngày Thế giới Phòng chống lạm dụng Người cao tuổi 15 tháng 6 rơi vào thứ bảy.
Ngày Thế giới Phòng chống lạm dụng Người cao tuổi năm 2024 rơi vào thứ mấy? Có được yêu cầu người lao động cao tuổi làm thêm giờ hay không? (Hình từ Internet)
Có được yêu cầu người lao động cao tuổi làm thêm giờ hay không?
Căn cứ Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Đồng thời tại Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, Bộ luật Lao động 2019 không có quy định nào hạn chế việc sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ. Tuy nhiên, khi sử dụng những người này làm thêm giờ, người sử dụng lao động cũng cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng thời giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm với công việc bình thường, không quá 300 giờ/năm với một số công việc như: Sản xuất, gia công xuất khẩu hàng dệt, may, điện tử; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông; cấp, thoát nước….
Như vậy, người sử dụng lao động được phép sử dụng lao động cao tuổi làm thêm giờ nếu như người đó đồng ý, đồng thời phải đảm bảo được điều kiện về số giờ làm thêm, trừ trường hợp đặc biệt được quy định Điều 108 Bộ luật Lao động 2019.
Người lao động cao tuổi được thỏa thuận rút ngắn thời giờ làm việc không?
Căn cứ Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Theo đó, người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Như vậy, người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận về việc rút ngắn thời giờ làm việc.
Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động cao tuổi bao lâu một lần?
Tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
…
Theo đó, đối với người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?