Ngày đi học chính thức theo kế hoạch thời gian năm học 2023-2024? Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được quy định như thế nào?
Ngày đi học chính thức theo kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 là ngày nào?
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Theo đó, khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 áp dụng trong toàn quốc quy định:
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05/9/2023.
- Thời gian tựu trường sớm nhất trước 1 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
Ngày đi học chính thức theo kế hoạch thời gian năm học 2023-2024? Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên quy định về nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương như sau:
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương
1. Kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học:
a) Đối với giáo dục mầm non, giáo dục dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
b) Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông):
- Đối với lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 12 cấp trung học phổ thông có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần).
- Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp trung học cơ sở và lớp 10, lớp 11 cấp trung học phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
2. Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
3. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
4. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
5. Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông; có nhiều cấp học.
Theo đó, thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
Ai có trách nhiệm thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2023-2024?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm thực hiện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định:
a) Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên phù hợp với thực tiễn của địa phương.
b) Thời gian tựu trường sớm và thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày so với quy định tại Điều 1 của Quyết định này để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong trường hợp ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường hợp đặc biệt phát sinh trước khi thực hiện.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.
b) Báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo: tình hình chuẩn bị năm học và tình hình tổ chức khai giảng năm học 2023-2024 trước ngày 10 tháng 9 năm 2023; sơ kết học kỳ I trước ngày 31 tháng 01 năm 2024; tổng kết năm học, báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua và đề nghị xét khen thưởng năm học trước ngày 25 tháng 6 năm 2024.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Tuy nhiên, thời gian tựu trường sớm và thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày so với thời gian quy định tại Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong trường hợp ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường hợp đặc biệt phát sinh trước khi thực hiện.
Nhà giáo có những quyền gì?
Căn cứ Điều 70 Luật Giáo dục 2019 đề cập đến các quyền mà nhà giáo được hưởng, cụ thể:
Quyền của nhà giáo
1. Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
4. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
5. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhà giáo có các quyền được nêu như trên.
Xem chi tiết Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023: Tại đây
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?