Ngày Cách mạng Tháng Tám có phải là đại lễ của Việt Nam? Người có công với cách mạng là những ai?

Ngày Cách mạng Tháng Tám có phải là đại lễ của Việt Nam? Người có công với cách mạng là những ai?

Ngày Cách mạng Tháng Tám có phải là đại lễ của Việt Nam?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, ngày Cách mạng Tháng Tám ngày 19 tháng 8 năm 1945 là một trong những ngày lễ lớn của Việt Nam, là dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước.

Ngày Cách mạng Tháng Tám có phải là đại lễ của Việt Nam? Người có công với cách mạng là những ai?

Ngày Cách mạng Tháng Tám 19 tháng 8 có phải là đại lễ của Việt Nam? Người có công với cách mạng là những ai?

Người có công với cách mạng là những ai?

Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định như sau:

Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ."

Như vậy, những người sau đây được coi là người có công với cách mạng:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Liệt sĩ;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

- Người có công giúp đỡ cách mạng.

Chính phủ có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng?

Căn cứ tại Điều 48 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng như sau:

- Quy định thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; quy định thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đối với những trường hợp còn tồn đọng;

- Quy định mức hưởng và việc thực hiện trợ cấp, phụ cấp, các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; chính sách, chế độ đối với người làm việc tại cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, cơ sở đón tiếp người có công với cách mạng; đầu tư cho công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ, cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, cơ sở đón tiếp người có công từ ngân sách nhà nước; quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ;

- Quy định chế độ hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước;

- Quy định chế độ ưu đãi đối với người sử dụng đất là người có công với cách mạng; đất dành riêng cho công trình ghi công liệt sĩ, cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng khác; hỗ trợ cơ sở vật chất đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh;

- Quy định chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bằng các hình thức ưu tiên giúp đỡ về giống, vật nuôi, cây trồng, thủy lợi phí, chế biến nông sản, lâm sản, áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất;

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chính sách, chế độ đối với cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ;

- Quy định về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin;

- Quy định việc thực hiện chính sách ưu đãi người nước ngoài có công với cách mạng;

- Xây dựng kế hoạch cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu trong thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;

- Quy định việc giám định y khoa để xem xét công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

Cách mạng Tháng Tám
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024): Đây có phải là ngày lễ lớn? Người lao động có được nghỉ làm không?
Lao động tiền lương
Ngày 23 8 là ngày gì? Thương binh được hưởng bao nhiêu chế độ ưu đãi?
Lao động tiền lương
Ngày 19 8 là thứ mấy? Đây có phải là ngày đại lễ mà người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
Lao động tiền lương
19 8 2024 kỷ niệm Cách mạng tháng Tám bao nhiêu năm? Ngày 19/8/2024 là ngày nghỉ lễ của người lao động phải không?
Lao động tiền lương
Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công là ngày 19 tháng 8 đúng không? Người lao động có được nghỉ làm ngày này hay không?
Lao động tiền lương
19 tháng 8 là ngày lễ lớn ở Việt Nam đúng không? Vào các ngày lễ lớn người lao động có được thưởng không?
Lao động tiền lương
Ngày Cách mạng Tháng Tám có phải là đại lễ của Việt Nam? Người có công với cách mạng là những ai?
Lao động tiền lương
Tháng 8 có một ngày lễ lớn nào? Người lao động có được nghỉ vào ngày đó không?
Lao động tiền lương
Cách mạng Tháng 8 ngày mấy? Cách mạng Tháng 8 có phải ngày lễ tết của người lao động không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cách mạng Tháng Tám
278 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cách mạng Tháng Tám

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cách mạng Tháng Tám

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản về người có công với cách mạng mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào