Ngày 5/9 khai giảng năm học mới: Người lao động có được nghỉ làm đưa con đến trường không?
Vì sao chọn ngày 5 tháng 9 là ngày khai giảng năm học mới?
Ngày 5/9 là một ngày quan trọng với vai trò đặc biệt trong việc khai giảng năm học mới tại Việt Nam. Vào ngày này, chúng ta không chỉ kỷ niệm sự bắt đầu của một kỳ học mới mà còn tưởng nhớ một phần quá khứ lịch sử quan trọng của đất nước.
Ngày 05/9/1945 - chỉ ba ngày sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Thư gửi cho các học sinh” nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.
Trong lá thư gửi học sinh đầy xúc động năm ấy, Bác đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác là tiếng trống giục giã, là niềm tin của đất nước, là ngọn đuốc sáng bất diệt soi bước chân ta trên con đường tiến tới tương lai.
Vì thế, ngày khai giảng năm học mới - ngày 5 tháng 9 hàng năm, không chỉ là thời khắc có ý nghĩa thiêng liêng cho mỗi gia đình người Việt mà còn là điểm tựa tinh thần, là ý chí quyết tâm rèn đức luyện tài trở thành nguồn nguyên khí bền vững làm nên sự hưng thịnh Quốc gia của toàn dân tộc.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong đó có quy định lịch khai giảng năm học mới 2024-2025 trên toàn quốc diễn ra vào ngày 5/9/2024.
Ngày 5/9 cũng là thời gian đi làm lại sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh (2/9) năm 2024 của người lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019.
Xem thêm:
Tổng hợp thư Chủ tịch nước gửi nhân ngày khai giảng?
Tại sao ngày khai giảng là ngày 5/9?
Ngày 5/9 khai giảng năm học mới: Người lao động có được nghỉ làm đưa con đến trường không?
Người lao động có được nghỉ làm ngày khai giảng 5 tháng 9 để đưa con đến trường không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ tết sau đây:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định thì:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
...
Đối chiếu với quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm đó là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Theo đó, ngày 5/9 khai giảng năm học mới không phải ngày nghỉ lễ của người lao động. Vì vậy, người lao động có con nhỏ sẽ không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này và vẫn phải đi làm bình thường.
Trường hợp ngày khai giảng 5/9 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ làm không hưởng lương.
Tuy nhiên, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày này có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương nếu thuộc trường hợp theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
Người lao động được nghỉ làm vào những ngày nào trong tháng 9?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm đó là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Như vậy, trong tháng 9 người lao động sẽ được nghỉ làm, hưởng nguyên lương vào dịp lễ Quốc khánh 2/9.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Chốt 02 bảng lương mới của toàn bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương sau năm 2026 không áp dụng cho đối tượng nào?
- Chính thức lương mới 2025 trong 01 bảng lương chức vụ, 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 03 bảng lương LLVT hay 07 bảng lương như hiện nay?
- Chính thức 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và LLVT mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?