Ngày 29 11 là ngày gì? NLĐ có được về sớm vào ngày này không?

Pháp luật quy định ngày 29 11 là ngày gì? NLĐ có được về sớm vào ngày này không?

Ngày 29 11 là ngày gì?

Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 2377/QĐ-BCA(C11) năm 2009 về ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường do Bộ trưởng Bộ Công an banh hành quy định:

Lấy ngày 29 tháng 11 năm 2006 là ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường.

Theo đó, ngày 29 11 là ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường.

Ngoài ra, căn cứ tại Công văn số 6512/VPCP-V.I về việc chọn một ngày làm "Ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái" do Văn phòng Chính phủ ban hành quy định:

Đồng ý chọn ngày 29 tháng 11 hàng năm làm "Ngày phòng, chống hàng giải, hàng nhái". Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam chủ động phối hợp với Bộ, ngành hữu quan có chương trình hành động cụ thể, thiết thực đối với ngày này nhằm góp phần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội về công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái.

Theo đó, ngày 29 11 còn là Ngày phòng, chống hàng giải, hàng nhái.

Ngày 29 11 là ngày gì? NLĐ có được về sớm vào ngày này không?

Ngày 29 11 là ngày gì? NLĐ có được về sớm vào ngày này không?

NLĐ có được về sớm vào ngày 29 11 không?

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định trường hợp lao động nữ được hỗ trợ về sớm trong trường hợp tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản.

Theo đó, lao động nữ sẽ được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày hoặc chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn mà không bị cắt giảm tiền lương cùng các quyền và lợi ích khác.

Đồng thời, tại Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:

- Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;

- Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

- Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Như vậy, đối với những lao động nữ đang trong thời gian hành kinh sẽ được đi về sớm không được quá 30 phút/ngày hành kinh.

Còn trường hợp "Người lao động có được về sớm vào ngày 29 11 hay không" thì hiện nay không được pháp luật hiện hành quy định. Tuy nhiên, người lao động và công ty có thể thỏa thuận về việc về sớm vào ngày này hoặc thực hiện theo nội quy lao động của công ty.

Kỳ hạn trả lương cho người lao động hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Theo đó, kỳ hạn trả lương cho người lao động được quy định như sau:

- Người lao động hưởng theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

- Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Lưu ý: Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ngày 29 11 là ngày gì? NLĐ có được về sớm vào ngày này không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát môi trường
111 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát môi trường

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào