Ngày 23/9 là ngày gì? Người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi nào?
Ngày 23/9 là ngày gì?
Ngày 23 tháng 9 là ngày Nam Bộ kháng chiến, kỷ niệm cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam chống lại sự xâm lược của quân Pháp và Anh vào năm 1945.
Chỉ sau 21 ngày nước nhà được độc lập, thực dân Pháp dã tâm xâm chiếm nước ta một lần nữa. Ngày 23-9-1945, chúng nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, quân và dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên, quyết chiến với thực dân xâm lược.
Ngày Nam Bộ kháng chiến thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam trước sự xâm lăng của giặc ngoại xâm.
Ngày Nam Bộ kháng chiến là biểu tượng của sự đoàn kết, hợp lực và anh hùng của quân và dân Nam Bộ, cũng như sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày Nam Bộ kháng chiến là một trang sử hào hùng, một mốc son trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài sau đó.
Ngày Nam Bộ kháng chiến là nguồn cảm hứng và động lực cho những thế hệ sau này tiếp tục theo gương các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.
Ngày 23/9/2023 là lễ kỷ niệm 78 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến.
Ngày 23/9 là ngày gì? Người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi nào? (Hình từ Internet)
Người có công với cách mạng là những ai?
Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định như sau:
Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ."
Như vậy, những người sau đây được coi là người có công với cách mạng:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Liệt sĩ;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
- Bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
- Người có công giúp đỡ cách mạng.
Người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi nào?
Căn cứ Điều 5 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định như sau:
Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của , người có công với cách mạng
Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:
1. Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;
2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
a) Bảo hiểm y tế;
b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
c) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
e) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
g) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
h) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
i) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
k) Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật."
Như vậy, tùy vào từng đối tượng, người có công với cách mạng có thể được hưởng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần và các chế độ ưu đãi khác theo quy định như trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?