Ngày 21 tháng 6 là ngày gì? Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo?

Ngày 21 tháng 6 hàng năm được biết đến là ngày gì? Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo?

Ngày 21 tháng 6 là ngày gì?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Quyết định 1464/QĐ-TTg năm 2014, ngày 21 tháng 6 hàng năm được biết đến là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Đây là ngày kỷ niệm ra đời của tờ báo "Thanh niên", được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập vào ngày 21 tháng 6 năm 1925.

Kể từ đó đến nay, nền báo chí Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, do gắn liến với những tiến bộ khoa học – kỹ thuật trên thế giới.

Năm 2024, ngày 21 tháng 6 rơi vào thứ Sáu.

Ngày 21 tháng 6 là ngày gì? Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo?

Ngày 21 tháng 6 là ngày gì? Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo?

Người đứng đầu cơ quan báo chí là ai?

Tại khoản 1 Điều 23 Luật Báo chí 2016 có quy định như sau:

Người đứng đầu cơ quan báo chí
1. Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), là Tổng giám đốc hoặc giám đốc (đối với báo nói, báo hình).
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí gồm:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này;
c) Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;
d) Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.

Theo đó, người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), là Tổng giám đốc hoặc giám đốc (đối với báo nói, báo hình).

Đồng thời, tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí được quy định theo khoản 2 Điều 23 Luật Báo chí 2016 bao gồm:

- Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này;

- Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;

- Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.

Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo?

Tại Điều 26 Luật Báo chí 2016 có quy định như sau:

Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo
1. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.
2. Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.
3. Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.
4. Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.
5. Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương.
6. Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được Điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quan báo chí xác nhận, được xét cấp thẻ nhà báo trong các trường hợp cụ thể sau:
a) Được Điều động công tác tại các đơn vị không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí;
b) Được Điều chuyển sang làm công tác giảng dạy chuyên ngành báo chí tại các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học;
c) Được Điều chuyển sang làm cán bộ chuyên trách tại hội nhà báo các cấp, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về báo chí.

Theo đó, 6 nhóm đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo, bao gồm các đối tượng sau đây:

- Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.

- Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.

- Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.

- Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.

- Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương.

- Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được Điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quan báo chí xác nhận, được xét cấp thẻ nhà báo trong các trường hợp cụ thể sau:

+ Được Điều động công tác tại các đơn vị không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí;

+ Được Điều chuyển sang làm công tác giảng dạy chuyên ngành báo chí tại các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học 2012;

+ Được Điều chuyển sang làm cán bộ chuyên trách tại hội nhà báo các cấp, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về báo chí.

Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ngày 21 tháng 6 là ngày gì? Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo?
Lao động tiền lương
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 2024 rơi vào thứ mấy? Đây có phải ngày nghỉ làm hưởng nguyên lương dành cho người lao động không?
Lao động tiền lương
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam là ngày bao nhiêu? Học báo chí hệ cao đẳng ra trường có thể làm những công việc nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có được nghỉ làm vào ngày 21 tháng 6 không?
Lao động tiền lương
Ngày 21 tháng 6 năm 2024 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam? Nhà báo có được nghỉ theo chế độ nghỉ lễ, tết BLLĐ 2019 vào ngày 21 tháng 6 năm 2024?
Lao động tiền lương
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Ngày 21 tháng 6 năm 2024 là thứ mấy? Ngày 21 tháng 6 có phải ngày nghỉ làm hưởng nguyên lương của người lao động không?
Lao động tiền lương
Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024) người lao động có được nghỉ làm không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
4,880 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn hoạt động báo chí mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào