Ngày 14 tháng 6 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không?
Ngày 14 tháng 6 là ngày gì?
Ngày 14 tháng 6 hằng năm, các quốc gia trên thế giới kỷ niệm ngày Quốc tế người hiến máu để tri ân những người hiến máu tình nguyện và khuyến khích những người tình nguyện mới tham gia hiến máu.
Nhiều năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện đã được phát triển rộng khắp trên thế giới cũng như tại Việt Nam, thu hút đông đảo người tình nguyện tham gia. Thực tế, hiến máu ngoài việc cứu sống tính mạng con người còn mang lại sức khỏe cho chính người hiến máu. Thông qua việc hiến máu, mỗi người được được kiểm tra nhóm máu và một số bệnh lây truyền qua đường máu; được thông báo kết quả, được giữ kín và tư vấn nếu phát hiện ra bệnh.
Nhằm ghi nhận và tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của những người tình nguyện hiến máu, đồng thời khích lệ những người khoẻ mạnh khác cùng tham gia hiến máu cứu người, Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Hội Truyền máu quốc tế và Hiệp hội Các tổ chức người hiến máu quốc tế đã thống nhất lấy ngày 14 tháng 6 hằng năm là Ngày Quốc tế người hiến máu.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Ngày 14 tháng 6 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm vào ngày 14 tháng 6 không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong năm như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngày Quốc tế người hiến máu 14 tháng 6 không thuộc những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định nên người lao động không được nghỉ làm, hưởng nguyên lương vào ngày này.
Tuy nhiên, người lao động có thể nghỉ làm vào ngày Quốc tế người hiến máu 14 tháng 6 trong các trường hợp sau:
- Ngày Quốc tế người hiến máu 14 tháng 6 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần của người lao động theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
- Ngày Quốc tế người hiến máu 14 tháng 6 rơi vào các trường hợp được nghỉ việc riêng có hưởng lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
- Ngày Quốc tế người hiến máu 14 tháng 6 rơi vào các trường hợp được nghỉ việc riêng không hưởng lương của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 và thỏa thuận nghỉ làm không lương theo quy định tại khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
- Người lao động xin nghỉ phép trong số ngày phép hằng năm của mình theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019.
Làm việc vào các ngày nghỉ lễ thì người lao động được nhận mức lương như thế nào?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động đi làm dịp lễ thì được hưởng mức lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Làm việc vào ban ngày các ngày lễ thì lương người lao động được nhận như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?