Ngày 10 tháng 10 là ngày gì âm lịch? Người lao động được nghỉ ngày lễ nào trong tháng 10 Âm lịch năm 2024 không?
Ngày 10 tháng 10 là ngày gì âm lịch?
Ngày 10 tháng 10 âm lịch là ngày: Ngày Tết Song thập và Tết Hạ Nguyên.
Ngày Tết Song thập
Theo quan niệm Y học ngày xưa, cây thuốc cứ vào ngày 10/10 Âm lịch thì sẽ tụ được cả hai khí âm dương và kết được sắc tứ thời (tức là bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông), vì vậy đây được xem là thời điểm cây thuốc tốt nhất. Cũng chính vì lý do đó nên các thầy thuốc cực kỳ coi trọng ngày 10/10 Âm lịch và lấy ngày này làm ngày Tết Song thập.
Trong ngày Tết Song thập ngày nay, các nhà có truyền thống về thuốc Đông Y sẽ mở tiệc khoản đãi học trò của mình và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng, khách hàng lâu năm.
Ở một số vùng nông thôn, người nông dân thường thu hoạch mùa vụ lúa vào ngày 10/10 Âm lịch và để mừng mùa màng bội thu thì họ sẽ tổ chức nghi lễ cúng cơm từ phần lúa mới thu hoạch được, vì vậy họ gọi Tết Song thập là Tết Cơm mới hoặc Tết Thường tân. Đặc biệt ở vùng dân tộc thiểu số của Tây Bắc, người nông dân ăn mừng Tết Cơm mới cả tháng đến khi trời có mưa thì họ sẽ bắt đầu mùa vụ mới.
Các vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long cũng làm lễ vào ngày Tết Song thập. Họ đem gạo mới vừa thu hoạch xong để thổi cơm hoặc làm bánh dày, bánh tét dâng cúng tổ tiên, các vị thần linh và thần Phật để bày tỏ sự biết ơn vì đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Sau nghi lễ, các món ăn đó được đem biếu người thân hoặc hàng xóm để gắn kết tình cảm giữa mọi người với nhau.
Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước lâu đời, vì vậy ngày Tết Song thập mùng 10 tháng 10 hằng năm được xem là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống và ý nghĩa mà cha ông ta để lại.
Tết Hạ Nguyên
Theo Phật giáo, hằng năm vào ngày rằm tháng Giêng (15/01 Âm lịch) là lễ Thượng Nguyên, còn mồng mười tháng mười (10/10 Âm lịch) là ngày Tết Hạ Nguyên. Vào những ngày lễ này, chúng Phật tử sẽ cùng nhau tưởng niệm công đức và tỏ lòng thành kính với chư Phật, Bồ Tát.
Mặc dù không được tổ chức cầu kỳ và rầm rộ như các Đại Lễ khác, thế nhưng Tết Hạ Nguyên vẫn giữ được sự thành tâm thành kính với Phật, hướng chúng Phật tử luôn ghi nhớ và giữ tâm hồn thiện lương, trong sáng.
Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày 10 tháng 10 là ngày gì âm lịch? Người lao động được nghỉ ngày lễ nào trong tháng 10 Âm lịch năm 2024 không?
Người lao động được nghỉ ngày lễ nào trong tháng 10 Âm lịch năm 2024 không?
Tháng 10 Âm lịch năm 2024 bắt đầu vào thứ ba, 1/10/2024 và kết thúc vào thứ năm, 31/10/2024 (từ ngày 29/8 đến ngày 29/9 Âm lịch).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm đó là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Như vậy, trong tháng 10 Âm lịch năm 2024 người lao động sẽ không có ngày nghỉ lễ nào. Do đó, người lao động vẫn sẽ làm việc bình thường trong tháng này.
Người lao động làm thêm giờ vào các ngày lễ được nhận tiền lương thế nào?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ của người lao động như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động đi làm vào dịp lễ thì được hưởng mức lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?