Ngạch công chức là gì? Hiện nay có những ngạch công chức nào?

Cho tôi hỏi Ngạch công chức là gì? Hiện nay có những ngạch công chức nào? Câu hỏi của chị Y.N (Long An)

Ngạch công chức là gì?

Căn cứ tại Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức.
2. Cơ quan quản lý cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
3. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
5. Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.
6. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
5. Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.
6. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
7. Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.
8. Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.
9. Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
10. Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
11. Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
12. Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
13. Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Theo đó, ngạch công chức là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

Ngạch công chức là gì? Hiện nay có những ngạch công chức nào?

Ngạch công chức là gì? Hiện nay có những ngạch công chức nào?

Hiện nay có những ngạch công chức nào?

Căn cứ tại Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định:

Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức
1. Ngạch công chức bao gồm:
a) Chuyên viên cao cấp và tương đương;
b) Chuyên viên chính và tương đương;
c) Chuyên viên và tương đương;
d) Cán sự và tương đương;
đ) Nhân viên.
e) Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.
2. Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
b) Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;
b) Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;
c) Công chức chuyển sang ngạch tương đương.

Theo đó, hiện nay có những ngạch công chức sau đây:

- Chuyên viên cao cấp và tương đương;

- Chuyên viên chính và tương đương;

- Chuyên viên và tương đương;

- Cán sự và tương đương;

- Nhân viên.

- Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.

Phân loại công chức theo ngạch công chức như thế nào?

Căn cứ tại Điều 34 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019

Phân loại công chức
1. Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:
a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
đ) Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ.
2. Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Theo đó, phân loại công chức theo ngạch công chức như sau:

- Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

- Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

- Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

- Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;

- Loại đối với ngạch công chức khác theo quy định của Chính phủ.

Ngạch công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Từ 15/8/2024, xác định cơ cấu ngạch công chức khi chưa cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Thông tư 04: Tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024 như thế nào?
Lao động tiền lương
Xác định cơ cấu ngạch công chức thì có tính công chức đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý không?
Lao động tiền lương
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức phải bảo đảm các điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Phân loại công chức theo ngạch công chức được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Ngạch công chức là gì? Hiện nay có những ngạch công chức nào?
Lao động tiền lương
Cơ cấu ngạch công chức là gì? Việc xác định cơ cấu ngạch công chức được căn cứ vào đâu?
Lao động tiền lương
Thế nào là công chức loại A, B, C, D?
Tiêu chuẩn lý luận chính trị đối với ngạch kế toán viên cao cấp hiện nay thay đổi như thế nào?
Tiêu chuẩn lý luận chính trị đối với ngạch Kế toán viên cao cấp hiện nay thay đổi như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngạch công chức
13,683 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngạch công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngạch công chức

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Tổng hợp văn bản quy định về tuyển dụng công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào