Ngạch công chức là gì? 13 ngạch công chức và chức danh bắt buộc phải kê khai tài sản thu nhập mỗi năm?
Ngạch công chức là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức.
2. Cơ quan quản lý cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
3. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
5. Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.
6. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
7. Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.
8. Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.
9. Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
10. Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
11. Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
12. Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
13. Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Theo đó, ngạch công chức được hiểu là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
>> Người công chức sau bao nhiêu năm công tác có thể đủ điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch?
Ngạch công chức là gì? 13 ngạch công chức và chức danh bắt buộc phải kê khai tài sản thu nhập mỗi năm? (Hình từ Internet)
13 ngạch công chức và chức danh bắt buộc phải kê khai tài sản thu nhập mỗi năm?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Người có nghĩa vụ kê khai hằng năm
Người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm:
1. Các ngạch công chức và chức danh sau đây:
a) Chấp hành viên;
b) Điều tra viên;
c) Kế toán viên;
d) Kiểm lâm viên;
đ) Kiểm sát viên;
e) Kiểm soát viên ngân hàng;
g) Kiểm soát viên thị trường;
h) Kiểm toán viên;
i) Kiểm tra viên của Đảng;
k) Kiểm tra viên hải quan;
l) Kiểm tra viên thuế;
m) Thanh tra viên;
n) Thẩm phán.
2. Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo đó, 13 ngạch công chức và chức danh sau đây phải kê khai tài sản thu nhập mỗi năm:
- Chấp hành viên;
- Điều tra viên;
- Kế toán viên;
- Kiểm lâm viên;
- Kiểm sát viên;
- Kiểm soát viên ngân hàng;
- Kiểm soát viên thị trường;
- Kiểm toán viên;
- Kiểm tra viên của Đảng;
- Kiểm tra viên hải quan;
- Kiểm tra viên thuế;
- Thanh tra viên;
- Thẩm phán.
Cán bộ công chức phải kê khai tài sản thu nhập bổ sung khi nào?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định như sau:
Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập
...
2. Kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập, trừ trường hợp đã kê khai theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Kê khai hằng năm được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;
b) Người không thuộc quy định tại điểm a khoản này làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
4. Kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác;
b) Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật này. Thời điểm kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Theo đó, cán bộ công chức phải kê khai tài sản thu nhập bổ sung khi có biến động về tài sản thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên.
Việc kê khai bổ sung phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản thu nhập, trừ trường hợp đã thực hiện kê khai hằng năm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt lịch chi trả lương hưu tháng 1, tháng 2/2025 nhận gộp vào ngày nào?
- Từ 07/01/2025 chính sách cải cách tiền lương được thực hiện theo Nghị quyết 161 của Quốc hội thế nào?
- Toàn bộ bảng lương CBCCVC và LLVT chính thức thay đổi do bãi bỏ mức lương cơ sở khi xây dựng chính sách tiền lương mới đúng không?
- Chính thức chốt tăng lương trong 05 bảng lương của cán bộ công chức viên chức được đề xuất trong trường hợp nào?