Năng lượng tái tạo là gì theo quy định? Chuyển đổi năng lượng có tác động đến việc làm hay không?

Cho tôi hỏi năng lượng tái tạo là gì? Chuyển đổi năng lượng có tác động đến việc làm của người lao động hay không? Câu hỏi của chị N.M (Đồng Nai).

Năng lượng tái tạo là gì?

Trước đây căn cứ theo Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2014 có quy định về năng lượng tái tạo như sau:

Phát triển năng lượng tái tạo
1. Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác.
2. Khuyến khích sản xuất, nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông dùng năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và bị thay thế bởi Luật Bảo vệ môi trường 2020. Và trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã không còn quy định về định nghĩa Năng lượng tái tạo nhưng trong nhiều quy định của Luật vẫn nhắc tới các vấn đề sử dụng năng lượng tái tạo (đi kèm với năng lượng sạch).

Như vậy, hiện nay vẫn có thể hiểu năng lượng tái tạo là một dạng năng lượng sạch năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác.

Năng lượng tái tạo là gì? Chuyển đổi năng lượng công bằng có tác động đến việc làm của người lao động hay không?

Năng lượng tái tạo là gì? Chuyển đổi năng lượng công bằng có tác động đến việc làm của người lao động hay không?

Mục tiêu của Việt Nam trong việc chuyển đổi năng lượng tái tạo đến năm 2030 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Quyết định 1009/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có nội dung về mục tiêu cụ thể của Việt Nam trong việc triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JETP) đến năm 2030 như sau:

II. MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn từ nay đến năm 2030
- Xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân tham gia quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, thúc đẩy chuyển giao công nghệ.
- Xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP (Kế hoạch huy động nguồn lực) và triển khai các dự án thí điểm thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng. Triển khai thực hiện Kế hoạch huy động nguồn lực với hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ của quốc tế nhằm thúc đẩy chuyển đổi nhiệt điện than và sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch; phát triển các loại hình năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydro xanh, amoniac xanh…).
- Nâng cấp, xây dựng hạ tầng sản xuất, truyền tải, tích trữ, phân phối, điều hành điện thông minh, tiên tiến, hiện đại, có khả năng tích hợp quy mô lớn các nguồn năng lượng tái tạo; tăng cường điện khí hóa, phát triển nguồn nhân lực; từng bước làm chủ công nghệ hiện đại, tiến tới sản xuất được các thiết bị phục vụ phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo; nâng cao năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến.
- Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, nhất là công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, thiết bị lưu trữ điện năng, thu hồi, hấp thụ, lưu trữ và sử dụng CO2; thúc đẩy sản xuất hydro xanh, amoniac xanh... Phấn đấu đến 2030 hình thành 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ.
- Xác định các biện pháp giảm thiểu rủi ro để bảo vệ các doanh nghiệp, nhà đầu tư, người lao động và các hộ gia đình nghèo, dễ bị tổn thương trong quá trình chuyển đổi năng lượng; đào tạo mới, nâng cao năng lực để nắm bắt các cơ hội đầu tư và việc làm từ hệ sinh thái phát triển năng lượng tái tạo.
- Tạo sự đồng thuận và tích cực tham gia của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và chuyển đổi năng lượng để phấn đấu tỉ lệ năng lượng tái tạo đạt 47% và mức phát thải đỉnh của ngành điện không quá 170 triệu tấn CO2 tương đương, tổng quy mô công suất nhiệt điện than không quá 30.127 MW với sự hỗ trợ đầy đủ và thực chất của quốc tế.

Như vậy, Việt Nam sẽ cố gắng phấn đấu tỉ lệ năng lượng tái tạo đạt 47% và mức phát thải đỉnh của ngành điện không quá 170 triệu tấn CO2 tương đương, tổng quy mô công suất nhiệt điện than không quá 30.127 MW với sự hỗ trợ đầy đủ và thực chất của quốc tế.

Chuyển đổi năng lượng có tác động đến việc làm của người lao động hay không?

Căn cứ theo Quyết định 1009/QĐ-TTg năm 2023 cũng đã có quy định về nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện. Trong đó, nội dung bảo đảm công bằng trong chuyển đổi năng lượng như sau:

8. Bảo đảm công bằng trong chuyển đổi năng lượng
a) Đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực và thực hiện trách nhiệm trong chuyển đổi năng lượng
- Thực hiện đánh giá tác động kinh tế, xã hội, môi trường trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng đối với các đối tượng có liên quan.
- Các doanh nghiệp triển khai các dự án chuyển đổi năng lượng tiếp cận trực tiếp nguồn lực tài chính từ Nhóm các đối tác quốc tế, Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng “0” và các định chế tài chính không thông qua bảo lãnh Chính phủ.
- Các doanh nghiệp thực hiện giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với lộ trình đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).
- Sử dụng đất đa mục tiêu cho sản xuất năng lượng tái tạo kết hợp với phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nhằm tăng cường tiếp cận năng lượng, tạo cơ hội đầu tư, tạo việc làm và tăng tính chủ động của các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển năng lượng tái tạo.
b) Hỗ trợ các nhóm lao động và hộ gia đình dễ bị tổn thương chịu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi năng lượng.
- Mở rộng hạ tầng truyền tải và phân phối điện, bảo đảm cơ hội tiếp cận điện năng với giá thành hợp lý đối với mục đích sử dụng điện dân dụng và đặc thù; phấn đấu 100% số hộ dân nông thôn có điện đến năm 2025 thông qua việc triển khai cơ chế “Quỹ phát triển lưới điện quy mô nhỏ” hỗ trợ để đảm bảo tiếp cận điện năng lượng tái tạo đối với những nơi không thể tiếp cận hệ thống điện lưới.
- Thiết kế các cơ chế hỗ trợ bảo đảm giá điện hợp lý cho các nhóm bị ảnh hưởng, dễ bị tổn thương và có thu nhập thấp, bao gồm việc triển khai thực hiện hỗ trợ giá điện thông qua nhiều hình thức áp dụng bán lẻ điện sinh hoạt với giá khởi điểm phù hợp với khả năng chi trả của các hộ gia đình có thu nhập thấp.
- Thúc đẩy tạo việc làm xanh và bền vững trong nền kinh tế phát thải các-bon thấp; thiết lập và triển khai các chương trình hỗ trợ tạo việc làm, đào tạo nghề, đào tạo lại nhân sự cho lao động chịu ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi năng lượng, đặc biệt các nhóm lao động dễ bị tổn thương như nữ giới, lao động phi chính thức, được kết nối thông tin việc làm xanh, được tiếp cận cơ hội đào tạo nghề, được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, duy trì và tạo sinh kế mới phù hợp với điều kiện thực tế.
- Thực hiện các cơ chế hỗ trợ an sinh xã hội, bao gồm hỗ trợ trợ cấp thôi việc, nghỉ hưu sớm, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội cho lao động phi chính thức, các hình thức bảo trợ xã hội khác phù hợp với từng nhóm lao động, hộ gia đình bị ảnh hưởng việc làm và thu nhập với mục tiêu đảm bảo mức sống hộ gia đình sau quá trình chuyển đổi năng lượng.
c) Thực hiện đào tạo, đào tạo lại các lao động bị ảnh hưởng
- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan quản lý chuyên ngành năng lượng tái tạo, năng lượng mới và các chủ đề liên quan đối với các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương.
- Rà soát, thống kê các lao động bị mất việc làm do chuyển đổi năng lượng và xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, đào tạo lại phù hợp để các lao động này sớm tái gia nhập thị trường lao động.
- Thúc đẩy xây dựng khung kỹ năng, các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng kế hoạch, chiến lược về đào tạo nghề liên quan năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
- Cập nhật chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực và kỹ năng phù hợp với yêu cầu việc làm xanh, ngành nghề mới trong quá trình chuyển đổi năng lượng; đa dạng hóa các loại hình hợp tác đào tạo nghề với sự chủ động tham gia của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế - xã hội khác.
- Điều chỉnh cơ cấu và nâng cao chất lượng, hiệu quả thị trường lao động; lồng ghép nội dung chuyển đổi năng lượng công bằng trong triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 và triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.
- Lồng ghép nội dung về chuyển đổi năng lượng công bằng, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong nội dung giảng dạy của hệ thống giáo dục phổ thông.

Theo quy định có thể thấy việc chuyển đổi năng lượng cũng có tác động đến việc làm và người lao động. Do đó, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận nguồn lực cũng như hỗ trợ các nhóm lao động dễ bị tổn thương, tăng cường đào tạo năng lực các lao động chịu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi năng lượng.

Năng lượng tái tạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lợi ích của năng lượng mặt trời là gì? Cách sử dụng năng lượng mặt trời? Hỗ trợ điện lực và năng lượng tái tạo hạng 2 có năng lực gì?
Lao động tiền lương
Tài liệu tham khảo năng lượng tái tạo ở đâu? Chuyên viên cao cấp về quản lý năng lượng có nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Năng lượng thủy triều là gì? Năng lượng thủy triều ở Việt Nam ra sao? Chuyên viên cao cấp về quản lý năng lượng có năng lực thế nào?
Lao động tiền lương
Kết luận năng lượng tái tạo tại Việt Nam? Vai trò của năng lượng tái tạo đối với người sử dụng lao động là gì?
Lao động tiền lương
Ưu điểm của năng lượng gió là gì? Ví dụ cụ thể? Viên chức hỗ trợ điện lực và năng lượng tái tạo hạng 2 có năng lực thế nào?
Lao động tiền lương
Nhược điểm của năng lượng tái tạo là gì? Ví dụ cụ thể? Viên chức hỗ trợ điện lực và năng lượng tái tạo hạng 3 làm công việc gì?
Lao động tiền lương
Năng lượng thủy điện là gì? Ưu nhược điểm của năng lượng thủy điện? Kỹ thuật thủy lợi hạng 4 làm công việc gì?
Lao động tiền lương
Ưu nhược điểm của năng lượng mặt trời như thế nào? Ví dụ cụ thể? Chuyên viên cao cấp về quản lý năng lượng cần đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ gì?
Lao động tiền lương
Năng lượng mặt trời là gì? Ưu điểm của năng lượng mặt trời thế nào? Vai trò của năng lượng mặt trời đối với người lao động?
Lao động tiền lương
Các dạng năng lượng tái tạo là gì? Ví dụ về năng lượng tái tạo? Vai trò của năng lượng tái tạo đối với lao động sản xuất?
Đi đến trang Tìm kiếm - Năng lượng tái tạo
6,582 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Năng lượng tái tạo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Năng lượng tái tạo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào