Nắm rõ 03 nguyên tắc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đó là nguyên tắc gì?
Kế hoạch Hội thi giáo viên dạy giỏi gồm những mục nào?
Căn cứ theo Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Kế hoạch Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
Kế hoạch Hội thi do cấp tổ chức Hội thi quy định, bao gồm:
1. Mục đích, yêu cầu của Hội thi.
2. Đối tượng, tiêu chuẩn và số lượng tham dự Hội thi.
3. Thời gian, địa điểm, kinh phí tổ chức Hội thi.
4. Các quy định khác để đáp ứng yêu cầu của Hội thi.
Theo đó, kế hoạch Hội thi giáo viên dạy giỏi gồm những 4 mục sau:
- Mục đích, yêu cầu của Hội thi.
- Đối tượng, tiêu chuẩn và số lượng tham dự Hội thi.
- Thời gian, địa điểm, kinh phí tổ chức Hội thi.
- Các quy định khác để đáp ứng yêu cầu của Hội thi.
Nắm rõ 03 nguyên tắc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đó là nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Nắm rõ 03 nguyên tắc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đó là nguyên tắc gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mục đích và nguyên tắc của Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
1. Mục đích Hội thi:
a) Phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục trẻ em, học sinh, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn Ngành;
b) Tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp;
c) Góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo, học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em đối với giáo viên mầm non; công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp đối với giáo viên phổ thông.
2. Nguyên tắc của Hội thi:
a) Dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi;
b) Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất;
c) Đảm bảo đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành.
Theo đó, 03 nguyên tắc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đó là:
1. Dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi;
2. Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất;
3. Đảm bảo đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành.
Thẩm quyền tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi thuộc về ai?
Căn cứ theo Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thẩm quyền tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường
Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường do nhà trường tổ chức. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm ban hành nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi cấp trường, thành lập Ban Tổ chức, thành lập Ban Giám khảo theo quy định và căn cứ vào hướng dẫn của phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo theo phân cấp quản lý; thông báo kế hoạch tổ chức đến giáo viên ít nhất 01 tháng trước thời điểm diễn ra Hội thi. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc có báo cáo kết quả Hội thi về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Và căn cứ theo Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thẩm quyền tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện
Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức theo thẩm quyền. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ban hành nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi cấp huyện, thành lập Ban Tổ chức, thành lập Ban Giám khảo theo quy định và thông báo bằng văn bản đến các trường ít nhất là 01 tháng trước thời điểm diễn ra Hội thi. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc có báo cáo kết quả Hội thi về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Và căn cứ theo Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thẩm quyền tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh
Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh do sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ban hành nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi cấp tỉnh, thành lập Ban Tổ chức, thành lập Ban Giám khảo theo quy định và thông báo bằng văn bản đến phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông trực thuộc ít nhất là 01 tháng trước thời điểm diễn ra Hội thi. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc có báo cáo kết quả Hội thi về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Theo đó, thẩm quyền tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi như sau:
- Cấp trường: do nhà trường tổ chức.
- Cấp huyện: do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức theo thẩm quyền.
- Cấp tỉnh: do sở giáo dục và đào tạo tổ chức.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?