Năm 2024, xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế ở đâu?

Điều kiện để được chuyển tuyến từ tuyến dưới lên tuyến trên là gì? Người lao động muốn xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế thì xin ở đâu?

Xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế ở đâu?

Theo Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT (có điểm, khoản bị bãi bỏ bởi điểm đ khoản 2 Điều 41 Nghị định 146/2018/NĐ-CP) quy định:

Sử dụng Giấy chuyển tuyến và Giấy hẹn khám lại trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Sử dụng Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế:
a) Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
b) Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
d) Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.

Theo đó tùy vào từng trường hợp mà xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế sao cho phù hợp, cụ thể:

- Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì xin Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;

- Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác xin cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi.

Ngoài ra theo Điều 6 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định:

Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến
1. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
2. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.

Theo đó thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến như sau:

- Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.

- Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.

Xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế ở đâu? Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế như thế nào?

Xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế ở đâu? Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế như thế nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện để được chuyển tuyến từ tuyến dưới lên tuyến trên là gì?

Theo Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định:

Điều kiện chuyển tuyến
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
b) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
c) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).
...

Theo đó điều kiện để được chuyển tuyến từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện như sau:

- Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt;

Bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;

- Căn cứ theo danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;

- Người bệnh được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).

Vận chuyển người bệnh khi chuyển tuyến trong tình trạng không cấp cứu như thế nào?

Theo Điều 8 Thông tư 14/2014/TT-BYT (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP) quy định:

Vận chuyển người bệnh trong chuyển tuyến
1. Vận chuyển người bệnh trong tình trạng cấp cứu: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị các điều kiện để vận chuyển người bệnh:
a) Xe cứu thương hoặc phương tiện vận chuyển phù hợp khác;
b) Thiết bị y tế, thuốc cấp cứu sử dụng cho người bệnh (nếu cần) trong quá trình vận chuyển;
c) Người hộ tống là bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh có nhiệm vụ theo dõi, xử trí kịp thời diễn biến bệnh lý của người bệnh trong quá trình vận chuyển và vận chuyển người bệnh theo kỹ thuật phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh.
2. Vận chuyển người bệnh trong tình trạng không cấp cứu:
Căn cứ tình trạng bệnh lý của người bệnh và điều kiện thực tiễn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh lựa chọn hình thức, phương tiện vận chuyển phù hợp.

Theo đó vận chuyển người bệnh khi chuyển tuyến trong tình trạng không cấp cứu cần phải căn cứ tình trạng bệnh lý của người bệnh và điều kiện thực tiễn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh lựa chọn hình thức và phương tiện vận chuyển phù hợp.

Giấy chuyển tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Có xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế online được không?
Lao động tiền lương
Giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế có giá trị bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Năm 2024, xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế ở đâu?
Lao động tiền lương
Đăng ký khám bệnh ban đầu ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhưng lại khám ngoại trú ở Bệnh viện Quân y 105 mà không có giấy chuyển tuyến thì có được BHYT thanh toán không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giấy chuyển tuyến
903 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy chuyển tuyến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy chuyển tuyến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào