Việc dạy thêm ngoài nhà trường trong thời gian nghỉ hè bị cấm trên toàn quốc?
Việc dạy thêm ngoài nhà trường trong thời gian nghỉ hè bị cấm trên toàn quốc?
Tại Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT năm 2019 bãi bỏ quy định về dạy thêm, học thêm khiến cho nhiều giáo viên nghĩ rằng bản thân không còn được dạy thêm, tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ thì quyết định này chỉ hạn chế những đối tượng nhất định mà không phải là tất cả trường hợp nhà giáo không được dạy thêm.
Cụ thể, quy định về xin phép dạy thêm tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đã bị bãi bỏ bởi Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT năm 2019 do Luật Đầu tư 2014 đã hết hiệu lực.
Theo quy định trước đây tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014 quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật này.
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
5. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.
Theo đó, Luật Đầu tư 2014 quy định việc dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Số thứ tự 152 Phụ lục 4 Luật Đầu tư 2014.
Tuy nhiên từ ngày 01/01/2021, Luật Đầu tư 2020 không còn quy định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nữa. Đồng thời, việc dạy thêm không còn phải xin giấy phép.
Trường hợp giáo viên có nhu cầu tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường thì chỉ cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ dạy thêm, học thêm (mã ngành 8559) tùy thuộc quy mô hoạt động của cơ sở bên mình, có thể dưới hình thức hộ kinh doanh,… và thực hiện các nghĩa vụ khai, nộp thuế theo quy định.
Đơn vị cấp phép đầu tư, kinh doanh dạy thêm sẽ được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép và Sở Giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm về chuyên môn.
Việc dạy thêm ngoài nhà trường trong thời gian nghỉ hè bị cấm trên toàn quốc? (Hình từ Internet)
Giáo viên không được tổ chức dạy thêm nhưng vẫn có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường?
Tại điểm a khoản 4 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Các trường hợp không được dạy thêm
1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Theo đó, đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì không được tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường ví dụ như các trung tâm dạy thêm.
Trong đó, nếu dạy thêm ngoài trường đối với học sinh đang dạy chính khóa thì phải được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý.
Hoạt động dạy thêm chịu sự thanh tra của ai?
Tại Điều 21 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định:
Thanh tra, kiểm tra
Hoạt động dạy thêm, học thêm chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục, của các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan, của chính quyền các cấp.
Như vậy, hoạt động dạy thêm chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục, của các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan, của chính quyền các cấp.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?