Năm 2023, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Thẩm phán giỏi phải gửi vào thời gian nào?
Năm 2023, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Thẩm phán giỏi phải gửi vào thời gian nào?
Tại Mục 1 Công văn 28/TANDTC-TĐKT năm 2023 có quy định:
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ; Thông tư số 01/2018/TT-TANDTC ngày 24/4/2018 của TAND tối cao quy định công tác thi đua, khen thưởng của TAND; các văn bản, quy chế hướng dẫn khen thưởng trong TAND; Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng TAND đề nghị các Đồng chí quan tâm, chỉ đạo bộ phận chức năng thực hiện công tác rà soát, bình xét, hoàn thiện hồ sơ khen thưởng năm 2023, gửi về Vụ Thi đua-Khen thưởng để kịp thời thẩm định; thời gian cụ thể như sau:
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán giỏi, Thẩm phán tiêu biểu, Thẩm phán mẫu mực” gửi trước ngày 30/6/2023 (theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Quyết định số 10/2020/QĐ-TANDTC-TĐKT ngày 05/5/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy chế xét tặng danh hiệu “Thẩm phán giỏi, Thẩm phán tiêu biểu, Thẩm phán mẫu mực”).
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Thẩm phán giỏi phải gửi trước ngày 30/6/2023.
Năm 2023, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Thẩm phán giỏi phải gửi vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Thẩm phán giỏi bao gồm những giấy tờ gì?
Tại khoản 1 Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 có quy định:
Hồ sơ đề nghị xét tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán”
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán” gồm có:
a) Tờ trình đề nghị xét tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán” (mẫu số 01);
b) Biên bản họp xem xét, đánh giá của Hội đồng Tư vấn (mẫu số 02);
c) Danh sách Thẩm phán đề nghị xét tặng, cùng file điện tử gửi về địa chỉ: mail.toaan.gov.vn (mẫu số 03);
d) Báo cáo tự đánh giá, nhận xét về quá trình làm nhiệm vụ của Thẩm phán có nhận xét, đánh giá của Thủ trưởng các cấp có thẩm quyền (mẫu số 04).
Số liệu các vụ, việc đã dùng làm căn cứ, thành tích để xét tặng, vinh danh Thẩm phán lần trước không được dùng để làm căn cứ để xét tặng, đề nghị khen thưởng lần sau.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán” được gửi về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân (thông qua Vụ Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao) trước ngày 30/6 hàng năm.
Như vậy, hồ sơ đề nghị xét tặng thưởng danh hiệu Thẩm phán giỏi gồm có những giấy tờ sau:
- Tờ trình đề nghị xét tặng thưởng danh hiệu Thẩm phán (mẫu số 01);
- Biên bản họp xem xét, đánh giá của Hội đồng Tư vấn (mẫu số 02);
- Danh sách Thẩm phán đề nghị xét tặng, cùng file điện tử gửi về địa chỉ: mail.toaan.gov.vn (mẫu số 03);
- Báo cáo tự đánh giá, nhận xét về quá trình làm nhiệm vụ của Thẩm phán có nhận xét, đánh giá của Thủ trưởng các cấp có thẩm quyền (mẫu số 04).
Số liệu các vụ, việc đã dùng làm căn cứ, thành tích để xét tặng, vinh danh Thẩm phán lần trước không được dùng để làm căn cứ để xét tặng, đề nghị khen thưởng lần sau.
Thẩm phán đề nghị xét tặng danh hiệu Thẩm phán giỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020, để đạt được danh hiệu Thẩm phán giỏi thì Thẩm phán Tòa án nhân dân các phải đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
(1) Về tiêu chuẩn chung:
- Đã có ít nhất 01 nhiệm kỳ làm Thẩm phán;
- Có phẩm chất đạo đức tốt; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế, kỷ luật của cơ quan, đơn vị;
- Tận tụy với nghề; ban hành bản án, quyết định đúng pháp luật; là tấm gương điển hình trong rèn luyện, thực hiện chức trách nhiệm vụ của Thẩm phán;
- Tích cực tham gia phong trào thi đua;
- Trong 03 năm công tác trước thời điểm xét tặng liên tục được xếp loại công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Có số lượng, chất lượng vụ, việc đã trực tiếp (làm chủ tọa, tham gia) phiên tòa xét xử hoặc được phân công trực tiếp giải quyết (trong 65 tháng liên tục trước thời điểm xét tặng) bằng hoặc cao hơn các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5, 6, 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020.
- Số lượng, chất lượng các vụ, việc đã giải quyết, xét xử của Thẩm phán được tính theo phương thức sau:
- Đối với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc được phân công trực tiếp giải quyết: Mỗi vụ, việc đã giải quyết, xét xử thì tính bằng 01 vụ, việc;
- Đối với Thẩm phán tham gia Hội đồng xét xử: Mỗi vụ, việc đã giải quyết, xét xử thì tính bằng 1/2 vụ, việc;
- Đối với mỗi Thẩm phán khi hòa giải thành 01 vụ án thì tính bằng 01 vụ án đã xét xử.
- Bản án, quyết định bị sửa nghiêm trọng do nguyên nhân chủ quan thì tính bằng 1/2 bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan.
(2) Về tiêu chuẩn riêng của danh hiệu Thẩm phán giỏi
- Đã giải quyết, xét xử liên tục từ 350 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 500 vụ, việc trở lên (đối với các thành phố trực thuộc trung ương) và 450 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác) mà không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.
- Được trên 50% cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị cơ sở bỏ phiếu đề nghị.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?