Năm 2023 CPI Việt Nam tăng bao nhiêu và có ảnh hưởng tới đời sống của lao động không?
CPI Việt Nam 2023 tăng lên bao nhiêu?
Theo Tổng cục Thống Kê Việt Nam, có giải thích về khái niệm CPI như sau:
CPI là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung theo thời gian của các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân.
Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quý IV và năm 2023, trong đó báo cáo về tình hình CPI Việt Nam của cả năm 2023 như sau:
– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2023 tăng 0,12% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng Mười Hai tăng 3,58%. CPI bình quân quý IV/2023 tăng 3,54% so với quý IV/2022. Tính chung cả năm 2023, CPI tăng 3,25% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
– Chỉ số giá vàng tháng 12/2023 tăng 3,98% so với tháng trước; tăng 13,13% so với cùng kỳ năm trước; bình quân năm 2023 tăng 4,16%.
– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2023 giảm 0,56% so với tháng trước; tăng 1,04% so với cùng kỳ năm trước; bình quân năm 2023 tăng 1,86%.
Xem chi tiết: https://www.gso.gov.vn/bai-top/2023/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2023/
CPI Việt Nam 2023 tăng bao nhiêu và có ảnh hưởng tới đời sống của lao động không?
CPI Việt Nam được tính như thế nào?
Theo Tổng cục Thống Kê Việt Nam, có giải thích về công thức tính CPI Việt Nam như sau:
Công thức tính:
Chỉ số giá tiêu dùng được tính toán theo công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền có dạng tổng quát như sau:
Phương pháp tính CPI Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng được tính từ kết quả điều tra giá tiêu dùng của từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. CPI Việt Nam được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa mức biến động giá của các nhóm mặt hàng với quyền số tương ứng.
Chỉ số giá tiêu dùng của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá tiêu dùng của mỗi nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng được chọn điều tra với quyền số tương ứng.
Chỉ số giá tiêu dùng của 6 vùng kinh tế được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá tiêu dùng của mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng với quyền số tương ứng.
Chỉ số giá tiêu dùng của cả nước được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá tiêu dùng của các vùng kinh tế với quyền số tương ứng.
Xem chi tiết tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-dac-ta/2019/12/htcttkqg-chi-so-gia-tieu-dung-cpi-chi-so-gia-vang-chi-so-gia-do-la-my/
CPI có ảnh hưởng tới đời sống và mức lương của người lao động hay không?
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo quy định trên mức lương tối thiểu nói chung và mức lương tối thiểu 2024 sẽ được điều chỉnh dựa trên:
- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;
- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Quan hệ cung, cầu lao động;
- Việc làm và thất nghiệp;
- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ có ảnh hưởng trực tiếp trong việc điều chỉnh mức lương của người lao động sao cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thực tế.
Bên cạnh đó, việc tăng giảm chỉ số giá tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến đời sống người lao động theo các cách sau:
Giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:
Tăng CPI: Nếu CPI tăng, giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cũng tăng. Điều này có thể làm tăng chi phí sinh hoạt hàng ngày của người lao động, đặc biệt là đối với những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng, và nhà ở.
Giảm CPI: Ngược lại, khi CPI giảm, giá cả có thể giảm theo, giúp giảm áp lực tài chính đối với người lao động.
Lương và mức thu nhập:
Tăng CPI: Nếu giá cả tăng nhanh chóng hơn so với tăng lương, người lao động có thể phải đối mặt với giảm sức mua, làm giảm chất lượng cuộc sống của họ.
Giảm CPI: Nếu CPI giảm, có thể có áp lực tăng lương hoặc duy trì mức thu nhập để giữ cho sức mua của người lao động ổn định.
Tiết kiệm và đầu tư:
Tăng CPI: Người lao động có thể phải tăng cường việc tiết kiệm và đồng thời làm cho các quyết định đầu tư của họ có hiệu quả hơn để đối phó với chi phí cao hơn.
Giảm CPI: Khi CPI giảm, người lao động có thể cảm thấy thoải mái hơn trong việc tiêu tiền và có thể có cơ hội đầu tư một cách tích cực hơn.
Tình hình thị trường lao động:
Tăng CPI: Tăng giá cả có thể ảnh hưởng đến tình hình thị trường lao động. Nếu chi phí sinh hoạt tăng mạnh hơn so với tăng lương, người lao động có thể phải đối mặt với áp lực lớn hơn để duy trì mức sống.
Giảm CPI: Ngược lại, khi CPI giảm, có thể có những ảnh hưởng tích cực đối với thị trường lao động, có thể tạo điều kiện cho tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.
Lưu ý: thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, CPI có ảnh hưởng lớn đến đời sống người lao động bằng cách tác động đến mức giá cả và thu nhập của họ, có thể tạo ra cơ hội hoặc thách thức tùy thuộc vào hướng biến động của nó.
- Cập nhật mức lương cơ bản mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang có đặc điểm gì sau khi bãi bỏ mức lương cơ sở?
- Lý do bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT là gì?
- Tăng lương giáo viên trường công lập theo kế hoạch mới so với mức lương theo lương cơ sở bao nhiêu?
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?