Muốn trở thành tư vấn viên pháp luật phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Muốn trở thành tư vấn viên pháp luật phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Tư vấn viên pháp luật có được hưởng thù lao từ hoạt động tư vấn pháp luật không?
- Mức thu thù lao tư vấn một vụ, việc của tư vấn viên pháp luật được tính dựa vào đâu?
- Tư vấn viên pháp luật được tuyển dụng làm công chức trong Tòa án nhân dân thì có được tiếp tục hành nghề không?
Muốn trở thành tư vấn viên pháp luật phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm?
Tại điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP có quy định như sau:
Tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
b) Có Bằng cử nhân luật;
c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
2. Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Theo đó, công dân muốn trở thành tư vấn viên pháp luật phải có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
Muốn trở thành tư vấn viên pháp luật phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm? (Hình từ Internet)
Tư vấn viên pháp luật có được hưởng thù lao từ hoạt động tư vấn pháp luật không?
Tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 77/2008/NĐ-CP có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện tư vấn pháp luật
1. Thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh nơi mình làm việc.
2. Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được hưởng thù lao từ việc thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn do mình thực hiện.
5. Tuân thủ các quy định của tổ chức chủ quản, quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về luật sư, trợ giúp pháp lý.
6. Bồi hoàn thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật.
Theo đó, tư vấn viên pháp luật sẽ được hưởng thù lao từ việc thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật.
Mức thu thù lao tư vấn một vụ, việc của tư vấn viên pháp luật được tính dựa vào đâu?
Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2010/TT-BTP có quy định như sau:
Căn cứ và phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật
1. Mức thu thù lao tư vấn pháp luật đối với một vụ, việc được tính dựa trên các căn cứ sau:
a) Nội dung, tính chất của công việc;
b) Thời gian và công sức của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện công việc;
c) Kinh nghiệm, uy tín của các luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm.
2. Thù lao được tính theo các phương thức sau:
a) Giờ làm việc của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
c) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
3. Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư.
Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng dân sự, hành chính và các lĩnh vực khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh với khách hàng, phù hợp với biểu thù lao do tổ chức chủ quản quy định.
Theo đó, mức thu thù lao tư vấn một vụ, việc của tư vấn viên pháp luật được tính dựa trên những căn cứ sau:
- Nội dung, tính chất của công việc;
- Thời gian và công sức của tư vấn viên pháp luật thực hiện công việc;
- Kinh nghiệm, uy tín của tư vấn viên pháp luật của Trung tâm.
Tư vấn viên pháp luật được tuyển dụng làm công chức trong Tòa án nhân dân thì có được tiếp tục hành nghề không?
Tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 77/2008/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2012/NĐ-CP có quy định như sau:
Cấp, thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật
1. Người đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.
Hồ sơ cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gồm có:
a) Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;
b) Bản sao Bằng cử nhân luật;
c) Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp, nơi Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký hoạt động có trách nhiệm cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người đủ điều kiện, trong trường hợp từ chối, phải thông báo lý do bằng văn bản.
2. Người đã được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này;
b) Được tuyển dụng làm công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân;
c) Có hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị nghiêm cấm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Sở Tư pháp, nơi có Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh mà người có Thẻ tư vấn viên pháp luật đang làm việc, thực hiện việc thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Như vậy, tư vấn viên pháp luật được tuyển dụng làm công chức trong Tòa án nhân dân sẽ bị thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật, không được tiếp tục hành nghề tư vấn viên pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?