Muốn trở thành Phát thanh viên thì có thể học ngành nào hệ cao đẳng?

Em muốn trở thành phát thanh viên thì có thể học ngành nào hệ cao đẳng ạ? Câu hỏi của bạn Như (Bình Phước)

Muốn trở thành Phát thanh viên thì có thể học ngành nào hệ cao đẳng?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 8 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo cao đẳng, sinh viên có thể làm việc tại cơ quan báo chí, công ty truyền thông hay bộ phận thông tin - truyền thông của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở các vị trí:
- Phóng viên
- Phóng viên ban bạn đọc
- Biên tập viên
- Sửa mo-rát
- Truyền thông
- Biên tập truyền thông
- Tổ chức sản xuất
- Trợ lý sản xuất
- Copywriter (viết cho truyền thông)
- Phát thanh viên
- Quay phim
- Kỹ thuật biên tập video

Như đã đề cập, sau khi tốt nghiệp ngành báo chí hệ cao đẳng và đảm bảo đủ năng lực yêu cầu việc làm thì người học có thể đảm nhận vị trí Phát thanh viên.

Muốn trở thành Phát thanh viên thì có thể học ngành nào hệ cao đẳng?

Muốn trở thành Phát thanh viên thì có thể học ngành nào hệ cao đẳng?

Pháp luật giới thiệu chung về ngành báo chí ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 8 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Báo chí trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo sinh viên có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của ngành, nghề báo chí, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học ngành Báo chí được trang bị kiến thức lý thuyết về báo chí, kiến thức thực tế và trải nghiệm thực tiễn lao động báo chí. Bên cạnh đó, người học được trang bị kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin ứng dụng cho lĩnh vực báo chí truyền thông. Từ đó, người học có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phát sinh trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc năng động, có thể xuất hiện nhiều thay đổi, phát sinh. Về trách nhiệm, người học nhận thức và thực hiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện theo chức trách được giao.
Tùy theo vị trí công việc và nơi làm việc tại cơ quan báo chí, công ty truyền thông và quảng cáo hay bộ phận truyền thông của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động ngành báo chí sẽ tham gia thực hiện toàn thể hoặc một phần quy trình sản xuất và phát hành sản phẩm báo chí truyền thông, từ hình thành ý tưởng về nội dung cho đến sản xuất và phát hành sản phẩm.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.000 giờ (tương đương 71 tín chỉ)

Như vậy, pháp luật cũng đã có quy định giới thiệu về ngành báo chí đây là ngành đào tạo sinh viên có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của ngành, nghề báo chí.

Với vị trí Phát thanh viên có thể làm việc tại cơ quan báo chí, công ty truyền thông và quảng cáo hay bộ phận truyền thông của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Kỹ năng nào cần có khi ra trường hệ cao đẳng để đảm nhiệm tốt các công việc báo chí?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 8 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:

3. Kỹ năng
- Thực hiện thành thạo công việc trong ê-kip sản xuất ở vị trí được phân công theo đúng quy trình và tiêu chuẩn của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông;
- Lên được thời gian biểu cho các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả;
- Phân loại được những vấn đề thông thường hay những tình huống phát sinh trong hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông, giải quyết được tình huống, vấn đề một cách hiệu quả;
- Xây dựng được các kế hoạch nghiệp vụ như kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch phân công công việc, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị - dụng cụ, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện;
- Áp dụng được các loại mẫu biểu, báo cáo, thông cáo, văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của ngành báo chí truyền thông vào công việc;
- Thu thập được những kiến thức mới, cập nhật trong lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn, báo chí truyền thông; thực hành công nghệ mới ứng dụng trong hoạt động báo chí - truyền thông;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Phân loại khách hàng, đối tác và lựa chọn được cách thức tương tác phù hợp để đạt hiệu quả công việc;
- Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị phục vụ sản xuất và phát hành sản phẩm báo chí truyền thông, với ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong công ty, cơ quan, đơn vị;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Khi tốt nghiệp ngành báo chí hệ cao đẳng, người học muốn trở thành Phát thanh viên cần đảm bảo có được các kỹ năng cơ bản của ngành về việc sử dụng ngôn ngữ, các công cụ hỗ trợ cũng như việc quản lý, lập kế hoạch để tạo ra sản phẩm chất lượng cũng như các kỹ năng mềm của nghề.

Phát thanh viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Phát thanh viên hạng 3 có các tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo bồi dưỡng?
Lao động tiền lương
Hệ số lương của Phát thanh viên hạng 3 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Phát thanh viên hạng 4 thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông có tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo bồi dưỡng?
Lao động tiền lương
Mức lương của Phát thanh viên hạng 3 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Phát thanh viên được thưởng bao nhiêu khi đạt danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú?
Lao động tiền lương
Phát thanh viên hạng 4 thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông có nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Muốn trở thành Phát thanh viên thì có thể học ngành nào hệ cao đẳng?
Lao động tiền lương
Phát thanh viên hạng 2 phải có bằng cấp gì? Mức lương là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Bỏ yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học đối với phát thanh viên hạng 3?
Lao động tiền lương
Mức lương hiện nay của phát thanh viên hạng 1 là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phát thanh viên
2,668 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát thanh viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát thanh viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào