Mức viếng sĩ quan dự bị từ trần là bao nhiêu?
Những người nào phải đăng ký sĩ quan dự bị?
Theo Điều 39 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định:
Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị
Những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:
1. Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;
2. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;
3. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.
Theo đó nếu thuộc các đối tượng sau đây cần đăng ký sĩ quan dự bị:
- Những sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ mà còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;
- Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được tham gia đào tạo sĩ quan dự bị;
- Đối tượng cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được tham gia đào tạo sĩ quan dự bị.
Mức viếng sĩ quan dự bị từ trần là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Sĩ quan dự bị được gọi vào đào tạo, phục vụ tại ngũ trong trường hợp nào?
Theo Điều 40 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008) quy định:
Gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu
Căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ, việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị, gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu thực hiện theo quy định sau đây:
1. Gọi đào tạo sĩ quan dự bị:
a. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và những người tốt nghiệp từ đại học trở lên ngoài quân đội;
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với cán bộ, công chức, hạ sĩ quan dự bị cư trú tại địa phương.
2. Gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thời chiến; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu:
a. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Lữ đoàn và tương đương, chỉ huy Sư đoàn và tương đương; sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Đại tá;
b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Trung đoàn và tương đương, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Thượng tá; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ chỉ huy Tiểu đoàn và tương đương trở xuống, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Trung tá trở xuống.
3. Gọi sĩ quan dự bị làm nhiệm vụ khẩn cấp nhưng chưa đến mức động viên cục bộ và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ trong thời bình thời hạn là 2 năm do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Theo đó sĩ quan dự được gọi vào đào tạo, phục vụ tại ngũ tróng 3 trường hợp sau:
- Gọi đào tạo sĩ quan dự bị;
- Gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thời chiến; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
- Gọi sĩ quan dự bị làm nhiệm vụ khẩn cấp nhưng chưa đến mức động viên cục bộ và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ trong thời bình thời hạn là 2 năm.
Mức viếng sĩ quan dự bị từ trần là bao nhiêu?
Theo Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định:
Chế độ, chính sách đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị; chế độ viếng sĩ quan dự bị từ trần
...
4. Quy định nghỉ phép, hoãn gọi đào tạo sĩ quan dự bị đối với cán bộ, công chức đang công tác ở các cơ quan, đơn vị ngoài Quân đội
a) Trường hợp đang nghỉ phép năm mà được gọi đào tạo sĩ quan dự bị thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau khi tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị hoặc nghỉ vào thời gian thích hợp.
b) Trường hợp thời gian tập trung đào tạo sĩ quan dự bị trùng với thời gian thi nâng bậc, thi kết thúc khóa học nghiệp vụ tại chức (có chứng nhận của cơ quan, đơn vị nơi làm việc) thì được hoãn gọi đào tạo sĩ quan dự bị đợt đó.
5. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng bảo hiểm y tế; mức đóng, hưởng bảo hiểm y tế được thực hiện như đối với hạ sĩ quan tại ngũ.
6. Chế độ ốm đau, tai nạn hoặc chết
Đối tượng tại khoản 5 Điều này nếu bị tai nạn, chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 6 Nghị định này.
7. Về tham gia dự thi tuyển cán bộ, công chức, viên chức
Các đối tượng được tuyển chọn trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị có giấy báo thi tuyển công chức, viên chức hoặc thi nâng bậc, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức do cấp có thẩm quyền quyết định, được nghỉ học để tham gia dự thi, thời gian nghỉ không quá 07 ngày trong khóa học; được bảo lưu kết quả thi tuyển đến khi tốt nghiệp khóa đào tạo sĩ quan dự bị.
8. Chế độ viếng sĩ quan dự bị từ trần
Sĩ quan đang phục vụ ở ngạch dự bị tại địa phương từ trần, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện cùng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổ chức đoàn viếng, mức 1.600.000 đồng/trường hợp.
Theo đó sĩ quan dự bị đang phục vụ ở ngạch dự bị tại địa phương từ trần, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện cùng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổ chức đoàn viếng, mức 1.600.000 đồng/trường hợp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?