Mức trợ cấp đặc thù mà viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy được hưởng là bao nhiêu?
Viên chức nào được hưởng trợ cấp đặc thù?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 26/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng các loại trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo nghề như sau:
Nguyên tắc áp dụng và cách tính các loại trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo nghề
1. Trợ cấp đặc thù áp dụng đối với công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
...
Đối chiếu Điều 2 Nghị định 26/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Công chức, viên chức và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng, Điều động, biệt phái đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) làm công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Các cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này bao gồm:
a) Cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy gồm: Cơ sở Điều trị nghiện tự nguyện; cơ sở cai nghiện bắt buộc (cơ sở Điều trị nghiện bắt buộc); cơ sở xã hội; cơ sở đa chức năng; cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy;
b) Cơ sở trợ giúp xã hội công lập gồm: Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; trung tâm công tác xã hội.
Theo đó, trợ cấp đặc thù áp dụng đối với viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng, điều động, biệt phái đã được xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP làm công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy sau:
- Cơ sở điều trị nghiện tự nguyện.
- Cơ sở cai nghiện bắt buộc (cơ sở điều trị nghiện bắt buộc).
- Cơ sở xã hội.
- Cơ sở đa chức năng.
- Cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy.
Mức trợ cấp đặc thù mà viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy được hưởng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức trợ cấp đặc thù mà viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy được hưởng là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 26/2016/NĐ-CP quy định về trợ cấp đặc thù như sau:
Trợ cấp đặc thù
1. Công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 được hưởng trợ cấp đặc thù với mức tối thiểu bằng 500.000 đồng/người/tháng.
2. Căn cứ vào Điều kiện cụ thể của từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ cấp cao hơn mức quy định tại Nghị định này.
Theo đó, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy được hưởng trợ cấp đặc thù với mức tối thiểu bằng 500.000 đồng/người/tháng.
Căn cứ vào Điều kiện cụ thể của từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ cấp cao hơn mức tối thiểu nêu trên.
Nguồn kinh phí để thực hiện trợ cấp đặc thù cho viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy đến từ đâu?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 05/2016/TT-BLĐTBXH quy định về nguồn kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp
1. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp được bảo đảm từ nguồn thu của đơn vị.
2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp được bảo đảm từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, nguồn cung ứng dịch vụ, lao động sản xuất; nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
3. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm trong dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp Nhà nước thực hiện Điều chỉnh tiền lương cơ sở, kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước phù hợp với từng thời kỳ. Riêng năm 2016, các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo hướng dẫn về việc xác định nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện Điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2016 và gửi cơ quan tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.
Theo đó, kinh phí để thực hiện trợ cấp đặc thù cho viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy đến từ các nguồn được nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?