Mức trích nộp và tỷ lệ giữ lại kinh phí công đoàn mới nhất năm 2023 là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi hiện nay thì mức trích nộp kinh phí công đoàn và tỷ lệ giữ lại kinh phí công đoàn là bao nhiêu? Tỷ lệ giữ lại được sử dụng để làm gì? Câu hỏi từ anh Đ.V.P (Bình Dương).

Mức trích nộp và tỷ lệ giữ lại kinh phí công đoàn mới nhất năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn như sau:

Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.

Theo đó, mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Căn cứ tiểu mục 2.4 Mục 2 Phần 2 Hướng dẫn 65/HD-TLĐ năm 2022 có hướng dẫn về chi tài chính công đoàn như sau:

II. XÂY DỰNG DỰ TOÁN TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023
...
2. Một số nội dung chủ yếu trong công tác xây dựng dự toán
...
2.4. Chi tài chính công đoàn
Việc xác định số chi, số nộp nghĩa vụ của các đơn vị thực hiện theo mục 2 phần III Nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2023, ngoài ra các đơn vị phải đảm bảo một số nội dung sau:
- Dự toán chi phải trong phạm vi nguồn thu được phân phối, sử dụng trong năm theo quy định của Tổng Liên đoàn. Trong dự toán chi cần dành nguồn kinh phí để tổ chức nhiệm vụ trọng tâm, nội dung và hình thức hoạt động thiết thực vì lợi ích cho đoàn viên công đoàn và người lao động, tránh hình thức, lãng phí... Việc mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản cân đối từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Việc đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo Kế hoạch đầu tư công được Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phê duyệt. Đồng thời, cần xác định các khoản nghĩa vụ nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn theo đúng quy định được giao.
- Các cơ quan công đoàn cần chủ động thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và thực hiện khoán kinh phí quản lý hành chính theo các quy định hiện hành của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
+ Phân phối tài chính công đoàn: Thực hiện theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn; Quyết định số 887/QĐ-TLĐ ngày 02/7/2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc ban hành Quy định về kinh phí chỉ đạo phối hợp.
+ Năm 2023, Công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí và 75% tổng số thu kinh phí công đoàn; công đoàn cấp trên (các cấp) được sử dụng 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 25% tổng số thu kinh phí công đoàn.
+ Chi của công đoàn cấp trên cơ sở: Thực hiện theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn; Quyết định 1764/QĐ-TLĐ ngày 28/12/2020 về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tài chính công đoàn; Quyết định số 4291/QĐ-TLĐ ngày 01/3/2022 về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn.
+ Chi của công đoàn cơ sở: Thực hiện theo Quyết định số 4290/QĐ-TLĐ ngày 01/3/2022 của Tổng Liên đoàn về việc ban hành Quy định về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở.
+ Dự toán thu chi tài chính công đoàn năm 2023 của đơn vị nếu sử dụng các quỹ thực hiện theo Quyết định số 4407/QĐ-TLĐ ngày 25/3/2022. Nội dung sử dụng được thuyết minh cụ thể trong hồ sơ dự toán và được thực hiện theo đúng thẩm quyền Tổng Liên đoàn đã phân cấp.
+ Các cấp công đoàn căn cứ các quy định hiện hành chỉ đạo công đoàn cấp dưới lập dự toán chi đại hội (có chi tiết riêng) tổng hợp chung trong dự toán thu, chi tài chính công đoàn năm 2023, thẩm định và phê duyệt cho công đoàn cấp dưới; đồng thời lập dự toán chi đại hội cấp mình tổng hợp trong dự toán thu, chi tài chính công đoàn năm 2023 trình cấp trên phê duyệt.
+ LĐLĐ tỉnh thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có đơn vị sự nghiệp trực thuộc hướng dẫn đơn vị sự nghiệp trực thuộc lập dự toán và đề xuất cấp trên giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng.... cho niên độ tài chính 2023 từ tài chính công đoàn (Tổng Liên đoàn có hướng dẫn hạch toán sau).
- Các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.

Theo đó năm 2023, Công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí và 75% tổng số thu kinh phí công đoàn; công đoàn cấp trên (các cấp) được sử dụng 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 25% tổng số thu kinh phí công đoàn.

Như vậy, theo hướng dẫn trên, đối với nguồn thu kinh phí công đoàn trong năm 2023, công đoàn cơ sở được phép giữ lại 75% nguồn thu từ kinh phí công đoàn để sử dụng vào các mục đích chi của công đoàn cơ sở theo quy định pháp luật.

Mức trích nộp và tỷ lệ giữ lại kinh phí công đoàn mới nhất năm 2023 là bao nhiêu?

Mức trích nộp và tỷ lệ giữ lại kinh phí công đoàn mới nhất năm 2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tỷ lệ giữ lại kinh phí công đoàn sử dụng cho khoản chi nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy định về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về việc phân bổ nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản, mục chi sau:

- Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đoàn viên và người lao động tối thiểu 60% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng. Tại những đơn vị có quan hệ lao động phức tạp, công đoàn cơ sở dành tối thiểu 25% nguồn kinh phí của mục chi này để dự phòng cho hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động; sau 2 năm liền kề không sử dụng có thể chuyển sang chi cho các nội dung thuộc mục chi này.

- Chi tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động tối đa 25% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.

- Chi quản lý hành chính tối đa 15% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.

Đối tượng nào phải đóng kinh phí công đoàn?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng đóng kinh phí công đoàn như sau:

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo đó, đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm các đối tượng được nêu trên.

Kinh phí công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hướng dẫn thu kinh phí công đoàn cơ sở năm 2025 như thế nào?
Lao động tiền lương
Thu kinh phí công đoàn không đúng kế hoạch đã đặt ra thì xử phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Một số điều cần biết về kinh phí công đoàn?
Lao động tiền lương
Kinh phí công đoàn có phải là 1 nguồn thu của tài chính công đoàn không?
Lao động tiền lương
Mức đóng kinh phí công đoàn mới nhất năm 2024 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp nước ngoài có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Lao động tiền lương
Mẫu giấy đề nghị đóng kinh phí công đoàn mới nhất hiện nay?
Lao động tiền lương
Công đoàn là gì? Người lao động có bắt buộc phải đóng tiền công đoàn không?
Lao động tiền lương
Công ty chỉ đóng kinh phí công đoàn cho người lao động trong nước và không đóng cho lao động người nước ngoài có được không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động đóng kinh phí công đoàn không đúng hạn thì bị phạt như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về sử dụng tài chính công đoàn?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kinh phí công đoàn
64,533 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh phí công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh phí công đoàn

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tài chính Công đoàn: Các văn bản liên quan cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào