Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh được tính như thế nào?
- Giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là gì?
- Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh được tính như thế nào?
- Người lao động là cá nhân cư trú để giảm trừ gia cảnh khi có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam được xác định thế nào?
Giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014) quy định về giảm trừ gia cảnh như sau:
Giảm trừ gia cảnh
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
...
Theo đó, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh được tính như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP (có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Nghị định 12/2015/NĐ-CP) quy định về giảm trừ gia cảnh như sau:
Giảm trừ gia cảnh
...
2. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
3. Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi;
b) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;
c) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này;
d) Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này, bao gồm:
- Vợ hoặc chồng của người nộp thuế;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế;
- Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
4. Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
...
Theo đó, đối với các đối tượng được quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Nghị định 12/2015/NĐ-CP thì phải có thu nhập hằng tháng không quá 1 triệu đồng mới được xác định là người phụ thuộc. Mức thu nhập 1 triệu đồng này là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập.
Như vậy, mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân được tính là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập.
Người lao động là cá nhân cư trú để giảm trừ gia cảnh khi có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam được xác định thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về đối tượng nộp thuế như sau:
Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, khi có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam thì người lao động được xác định là cá nhân cư trú. Cụ thể, cá nhân cư trú có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Cá nhân có nơi ở đăng ký thường trú;
- Cá nhân có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?