Mức phụ cấp hằng tháng của cô đỡ thôn, bản hiện nay là bao nhiêu?
Cô đỡ thôn, bản là ai?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 07/2013/TT-BYT quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định cô đỡ thôn như sau:
Nhân viên y tế thôn bản làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em (sau đây gọi là cô đỡ thôn, bản) ở thôn, bản có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, còn tồn tại phong tục, tập quán không đến khám thai, quản lý thai và đẻ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có diện tích rộng, giao thông khó khăn, phức tạp, khả năng tiếp cận của người dân với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạn chế (sau đây gọi là thôn, bản còn có khó khăn về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em).
Mức phụ cấp hằng tháng của cô đỡ thôn, bản hiện nay là bao nhiêu?
Tiêu chuẩn của cô đỡ thôn, bản là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 07/2013/TT-BYT quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định tiêu chuẩn nhân viên y tế thôn, bản như sau:
Tiêu chuẩn của nhân viên y tế thôn, bản
1. Về trình độ chuyên môn, đào tạo:
a) Nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu: Có trình độ chuyên môn về y từ sơ cấp trở lên hoặc đã hoàn thành khóa đào tạo có thời gian từ 3 tháng trở lên theo khung chương trình đào tạo nhân viên y tế thôn, bản của Bộ Y tế;
b) Cô đỡ thôn, bản: Đã hoàn thành khóa đào tạo có thời gian từ 6 tháng trở lên theo khung chương trình đào tạo cô đỡ thôn, bản của Bộ Y tế.
2. Đang sinh sống, làm việc ổn định tại thôn, bản; tự nguyện tham gia làm nhân viên y tế thôn, bản hoặc cô đỡ thôn, bản.
3. Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia hoạt động xã hội, có khả năng vận động quần chúng và được cộng đồng tín nhiệm.
4. Có đủ sức khoẻ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Theo đó, cô đỡ thôn, bản cần đáp ứng tiêu chuẩn như sau:
- Về trình độ chuyên môn, đào tạo: Đã hoàn thành khóa đào tạo có thời gian từ 6 tháng trở lên theo khung chương trình đào tạo cô đỡ thôn, bản của Bộ Y tế.
- Đang sinh sống, làm việc ổn định tại thôn, bản; tự nguyện tham gia làm nhân viên y tế thôn, bản hoặc cô đỡ thôn, bản.
- Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia hoạt động xã hội, có khả năng vận động quần chúng và được cộng đồng tín nhiệm.
- Có đủ sức khoẻ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Mức phụ cấp hằng tháng của cô đỡ thôn, bản hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 07/2013/TT-BYT quy định về chế độ phụ cấp, phương tiện và phương thức làm việc đối với nhân viên y tế thôn, bản như sau:
Chế độ phụ cấp, phương tiện và phương thức làm việc
1. Chế độ phụ cấp của nhân viên y tế thôn, bản được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và trợ cấp thêm hằng tháng (nếu có) từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác do cấp có thẩm quyền quy định.
2. Mỗi nhân viên y tế thôn, bản được trang bị các thiết bị, dụng cụ y tế theo danh mục do Bộ Y tế quy định.
3. Nhân viên y tế thôn, bản hoạt động theo chế độ không chuyên trách tại thôn, bản. Nhân viên y tế thôn, bản có trách nhiệm chủ động bố trí, sắp xếp thời gian để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư này.
Bên cạnh đó căn cứ theo Điều 2 Quyết định 75/2009/QĐ-TTg quy định về mức phụ cấp hàng tháng đối với nhân viên y tế như sau:
Mức phụ cấp
1. Trong thời gian công tác, nhân viên y tế thôn, bản được hưởng phụ cấp hàng tháng.
2. Mức phụ cấp hàng tháng đối với nhân viên y tế thôn, bản bằng 0,5 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung được quy định như sau:
a) Mức 0,5 áp dụng đối với nhân viên y tế thôn, bản tại các xã vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.
b) Mức 0,3 áp dụng đối với nhân viên y tế thôn, bản tại các xã còn lại.
Theo đó mức phụ cấp hàng tháng đối với cô đỡ thôn, bản bằng 0,5 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung (hiện nay là mức lương cơ sở), cụ thể:
- Mức 0,5 áp dụng đối với nhân viên y tế thôn, bản tại các xã vùng khó khăn theo Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn. (Tuy nhiên Quyết định 30/2007/QĐ-TTg đã hết hiệu lực và được thay thế bởi quy định tại Quyết định 1010/QĐ-TTg năm 2018)
- Mức 0,3 áp dụng đối với nhân viên y tế thôn, bản tại các xã còn lại.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?