Mức phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ của Chính trị viên hải đoàn là bao nhiêu?
Chính trị viên hải đoàn có phải là chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ không?
Căn cứ Điều 19 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ như sau:
Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức bao gồm:
a) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên;
b) Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.
2. Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm:
a) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn;
b) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội;
c) Trung đội trưởng;
d) Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng;
đ) Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.
Như vậy, theo quy định trên thì Chính trị viên hải đoàn là chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ.
Mức phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ của Chính trị viên hải đoàn là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chính trị viên hải đoàn được nhận mức phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được chi trả theo tháng, mức hưởng như sau:
a) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức: 357.600 đồng;
b) Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội dân quân thường trực; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 327.800 đồng;
c) Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội dân quân thường trực; Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 312.900 đồng;
d) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội; Trung đội trưởng dân quân cơ động, Trung đội trưởng dân quân thường trực: 298.000 đồng;
đ) Thôn đội trưởng: 178.800 đồng và hưởng thêm 29.800 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ tiểu đội trưởng, hoặc 35.760 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ trung đội trưởng dân quân tại chỗ. Trường hợp thôn chỉ tổ chức tổ dân quân tại chỗ thì được hưởng thêm 29.800 đồng;
e) Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội: 223.500 đồng;
g) Trung đội trưởng; Tiểu đội trưởng dân quân thường trực: 178.800 đồng;
h) Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng: 149.000 đồng.
2. Thời gian được hưởng phụ cấp chức vụ tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp chức vụ của tháng đó.
Như vậy, Chính trị viên hải đoàn được nhận mức phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ là: 327.800 đồng.
Chức trách và nhiệm vụ của Chính trị viên hải đoàn Dân quân tự vệ hiện nay là gì?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 29/2020/TT-BQP quy định như sau:
Chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của chính trị viên tiểu đoàn, hải đoàn, đại đội, hải đội
1. Chức trách
Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cấp trên và cấp ủy (chi bộ) cấp mình về công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng, huấn luyện, hoạt động của đơn vị Dân quân tự vệ thuộc quyền.
2. Nhiệm vụ
a) Lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cấp trên;
b) Nắm vững tình hình mọi mặt; chủ trì, phối hợp với người chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ cùng cấp lập kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng, huấn luyện, hoạt động của Dân quân tự vệ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
c) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác đảng, công tác chính trị, báo cáo theo quy định.
3. Mối quan hệ công tác
a) Quan hệ với cấp ủy (chi bộ) cấp trên và cấp ủy (chi bộ) cấp mình là quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác Dân quân tự vệ;
b) Quan hệ với người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cấp trên là quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên;
c) Quan hệ với cơ quan chính trị của cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện là quan hệ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đảng, công tác chính trị;
...
Như vậy, Chính trị viên hải đoàn Dân quân thường trực chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cấp trên và cấp ủy (chi bộ) cấp mình về công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng, huấn luyện, hoạt động của đơn vị Dân quân tự vệ thuộc quyền.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?