Mức lương tối thiểu vùng tại Hải Phòng có tăng trong năm 2023 không?
Mức lương tối thiểu vùng tại Hải Phòng có tăng trong năm 2023 không?
Hiện nay, chưa có dự thảo hay thông báo nào về việc sẽ tăng mức lương tối thiểu vùng tại Hải Phòng vào năm 2023. Đồng thời, quy định mới nhất về mức lương tối thiểu vùng là Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hiện vẫn còn hiệu lực. Do đó, năm 2023 vẫn áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại Hải Phòng được áp dụng như sau:
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2023 của Hải Phòng được quy định như sau:
1. Vùng I, gồm các địa bàn:
- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng;
…
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
…
Như vậy, người lao động làm việc tại các địa bàn trên thành phố Hải Phòng sẽ được hưởng mức lương tối thiểu vùng là:
Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng: 4.680.000 đồng/tháng
Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng: 4.160.000 đồng/tháng.
Bên cạnh đó, đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Lương tối thiểu vùng tại Hải Phòng (Hình từ internet)
Mức lương tối thiểu theo giờ tại Hải Phòng là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu giờ và dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu theo giờ của Hải Phòng được quy định như sau:
Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng: 22.500/ giờ
Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng: 20.000/ giờ
Bên cạnh đó, việc áp dụng mức lương tối thiểu giờ được quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Áp dụng mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
...
Người lao động nhận lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng thì làm sao?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP nêu trên, người sử dụng lao động phải trả lương tối thiểu vùng không được thấp hơn quy định và đảm bảo đúng thời hạn nhằm tạo điều kiện về chi phí sống cho người lao động, bảo vệ quyền lợi của họ và duy trì một môi trường làm việc công bằng và hợp lý.
Trường hợp người lao động động nhận lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng thì có thể đòi lại quyền lợi của mình như sau:
- Kiểm tra lại bảng lương: Đầu tiên, người lao động cần kiểm tra lại bảng lương của mình để xác định rõ số tiền lương thực tế đang nhận có thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hay không.
- Trao đổi và yêu cầu công ty giải quyết: Sau khi xác định rõ vấn đề, người lao động nên trao đổi trực tiếp với người sử dụng lao động để giải quyết vấn đề.
- Nếu người sử dụng lao động không giải quyết được vấn đề: người lao động có thể gửi khiếu nại đến Sở thanh tra lao động để được giải quyết hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ và bảo vệ từ công đoàn để đòi hỏi quyền lợi của mình.
Tra cứu nhanh mức lương tối thiểu vùng theo các khu vực cụ thể TẠI ĐÂY.
Xem thêm: Mức lương tối thiểu vùng tại Thái Bình năm 2023 là bao nhiêu?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Chính thức toàn bộ 05 bảng lương mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mở rộng quan hệ tiền lương để làm gì?
- Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày mấy âm lịch 2024? Người làm công tác phổ biến pháp luật cho người khuyết tật không hưởng lương thì được hưởng chính sách gì?
- Hạn chót tháng 12/2024, điều chỉnh lương hưu cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang về việc báo cáo cấp có thẩm quyền mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương?
- Tiếp tục điều chỉnh lương hưu trên mức hưởng đợt tăng lần 2 của người nghỉ hưu trước 1995 vào thời điểm Luật BHXH mới có hiệu lực đúng không?