Mức lương tối thiểu vùng đóng BHXH bắt buộc từ 01/7/2024 là bao nhiêu?

Theo quy định hiện hành thì mức lương tối thiểu vùng đóng BHXH bắt buộc từ 01/7/2024 là bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu vùng đóng BHXH bắt buộc từ 01/7/2024 là bao nhiêu?

Xem thêm:

>> Không có bảng lương mới từ sau 2026 cho ai khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?

Căn cứ theo Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng, cụ thể như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1

4.960.000

23.800

Vùng 2

4.410.000

21.200

Vùng 3

3.860.000

18.600

Vùng 4

3.450.000

16.600

Như vậy, theo quy định mới nhất mức lương tối thiểu vùng dùng để làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc là mức lương được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, cụ thể:

Mức lương tối thiểu vùng 2024 đóng BHXH thấp nhất ở các vùng:

Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng

Vùng 2 là 4.410.000 đồng/tháng

Vùng 3 là 3.860.000/tháng

Vùng 4 là 3.450.000/tháng.

Mức lương tối thiểu vùng đóng BHXH bắt buộc từ 01/7/2024 là bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu vùng đóng BHXH bắt buộc từ 01/7/2024 là bao nhiêu?

07 yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu là gì?

Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo đó, mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên 07 yếu tố sau đây:

(1) Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;

(2) Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;

(3) Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;

(4) Quan hệ cung, cầu lao động;

(5) Việc làm và thất nghiệp;

(6) Năng suất lao động;

(7) Khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.

Mức lương tối thiểu vùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng được không?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2024 người lao động có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì phải làm sao?
Lao động tiền lương
Thay đổi lương tối thiểu 4 vùng đã làm tăng hay giảm lương hưu của người lao động?
Lao động tiền lương
Tỉnh nào thuộc Đồng bằng sông Cửu Long? Trong số đó tỉnh nào có mức lương tối thiểu vùng cao nhất?
Lao động tiền lương
Đắk Lắk có phải là 'Thủ phủ cà phê' của Việt Nam không? Mức lương tối thiểu vùng của Đắk Lắk là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Ý nghĩa tên gọi các tỉnh khu vực Tây Nguyên? Có tỉnh nào đang áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1 không?
Lao động tiền lương
Những tỉnh thành miền Tây nào có Quốc lộ 1A đi qua? Trong số đó có tỉnh nào đang áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1?
Lao động tiền lương
Tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh chính thức có từ bao giờ? Mức lương tối thiểu vùng của Tp Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Những tỉnh nào sẽ sáp nhập trong thời gian tới? Mức lương tối thiểu vùng 1 mà người lao động các tỉnh nhận được là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tăng lương cho người lao động từ 1/7/2024 sau khi điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng theo Dự thảo trong trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Mức lương tối thiểu vùng
668 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mức lương tối thiểu vùng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mức lương tối thiểu vùng

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào