Mức lương của viên chức chức danh kỹ thuật dựng phim là bao nhiêu?
Bổ nhiệm viên chức chức danh kỹ thuật dựng phim?
Theo Điều 3 Thông tư 30/2020/TT-BTTTT quy định:
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp
1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
2. Khi bổ nhiệm viên chức từ ngạch hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 30/2020/TT-BTTTT quy định như sau:
Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
...
3. Đối với nhóm chức danh kỹ thuật dựng phim
a) Bổ nhiệm vào chức danh kỹ thuật dựng phim hạng I (mã số V11.11.31) đối với viên chức thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật dựng phim hiện đang giữ ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp khác tương đương ngạch chuyên viên cao cấp;
b) Bổ nhiệm vào chức danh kỹ thuật dựng phim hạng II (mã số V11.11.32) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch dựng phim viên cao cấp (mã số 17.151);
c) Bổ nhiệm vào chức danh kỹ thuật dựng phim hạng III (mã số V11.11.33) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch dựng phim viên chính (mã số 17.152);
d) Bổ nhiệm vào chức danh kỹ thuật dựng phim hạng IV (mã số V11.11.34) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch dựng phim viên (mã số 17.153);
...
Như vậy, việc bổ nhiệm chức danh kỹ thuật dựng phim phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Mục 2 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT.
Mức lương của viên chức chức danh kỹ thuật dựng phim là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hệ số lương đối với viên chức chức danh kỹ thuật dựng phim được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 30/2020/TT-BTTTT quy định:
Áp dụng bảng lương đối với chức danh nghề nghiệp
Các chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
1. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng I (mã số V11.09.23), phát thanh viên hạng I (mã số V11.10.27), kỹ thuật dựng phim hạng I (mã số V11.11.31), quay phim hạng I (mã số V11.12.35) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) có 6 bậc, từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
2. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II (mã số V11.09.24), phát thanh viên hạng II (mã số V11.10.28), kỹ thuật dựng phim hạng II (mã số V11.11.32), quay phim hạng II (mã số V11.12.36) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) có 8 bậc, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
3. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III (mã số V11.09.25), phát thanh viên hạng III (mã số V11.10.29), kỹ thuật dựng phim hạng III (mã số V11.11.33), quay phim hạng III (mã số V11.12.37) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 có 9 bậc, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
4. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV (mã số V11.09.26), phát thanh viên hạng IV (mã số V11.10.30), kỹ thuật dựng phim hạng IV (mã số V11.11.34), quay phim hạng IV (mã số V11.12.38) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, có 12 bậc, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Theo đó, hệ số lương đối với viên chức chức danh kỹ thuật dựng phim sẽ dựa trên chức danh nghề nghiệp được quy định như trên.
Lương của viên chức chức danh kỹ thuật dựng phim là bao nhiêu?
Theo Thông tư 30/2020/TT-BTTTT; Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở đang được áp dụng là 1.490.000 đồng. (Tuy nhiên sau ngày 01/07/2023, mức lương cơ sở sẽ tăng lên thành 1.800.000 đồng).
Như vậy, mức lương đối với viên chức chức danh kỹ thuật dựng phim sẽ được quy định như sau:
Chức danh nghề nghiệp | Hệ số lương | Mức lương trước ngày 01/7/2023 | Mức lương sau ngày 01/7/2023 |
Kỹ thuật dựng phim hạng 1 | Từ 5,75 đến 7,55. | 8.567.500 đồng đến 11.249.500 đồng. | 10.350.000 đồng đến 13.230.000 đồng |
Kỹ thuật dựng phim hạng 2 | Từ 4,00 đến 6,38. | 5.960.000 đồng đến 9.506.200 đồng. | 7.200.000 đồng đến 11.484.000 đồng |
Kỹ thuật dựng phim hạng 3 | Từ 2,34 đến 4,98. | 3.486.600 đồng đến 7.420.200 đồng. | 4.212.000 đồng đến 8.964.000 đồng |
Kỹ thuật dựng phim hạng 4 | Từ 1,86 đến 4,06. | 2.771.400 đồng đến 6.049.400 đồng. | 3.348.000 đồng đến 7.308.000 đồng. |
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?