Mức lương cơ bản của Kiểm soát viên trong Tổng công ty nhà nước là bao nhiêu?
Kiểm soát viên trong Tổng công ty nhà nước nào đang được thí điểm quản lý lao động, tiền lương?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 20/2020/NĐ-CP về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 87/2021/NĐ-CP về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi Nghị định 20/2020/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc thực hiện thí điểm về quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương; tiền lương, tiền thưởng của người lao động và Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại tập đoàn, tổng công ty sau:
1. Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
2. Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP.
3. Công ty mẹ - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
Các công ty mẹ nêu trên sau đây gọi chung là công ty.
Như vậy, hiện nay Kiểm soát viên trong Tổng công ty nhà nước đang được thí điểm quản lý lao động, tiền lương là:
1. Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
2. Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP.
3. Công ty mẹ - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
Mức lương cơ bản của Kiểm soát viên trong tổng công ty nhà nước là bao nhiêu?
Mức lương cơ bản của Kiểm soát viên trong tổng công ty nhà nước là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 20/2020/NĐ-CP về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có quy định về mức lương cơ bản của Kiểm soát viên như sau:
Mức lương cơ bản
1. Mức lương cơ bản của Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên chuyên trách được quy định như sau:
2. Loại công ty quy định tại khoản 1 Điều này được xác định như sau:
a) Loại 1, áp dụng đối với công ty có chỉ tiêu kế hoạch: vốn chủ sở hữu từ 10.000 tỷ đồng trở lên; doanh thu từ 30.000 tỷ đồng trở lên và có 10 đầu mối quản lý (công ty con hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc) hoặc tổng số lao động sử dụng từ 5.000 người trở lên.
b) Loại 2, áp dụng đối với công ty có chỉ tiêu kế hoạch: vốn chủ sở hữu dưới 10.000 tỷ đồng; doanh thu dưới 30.000 tỷ đồng và có dưới 10 đầu mối quản lý hoặc tổng số lao động sử dụng dưới 5.000 người.
3. Công ty căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch để xác định loại công ty và mức lương cơ bản của Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên chuyên trách.
Như vậy, mức lương cơ bản của Kiểm soát viên được chia thành 2 mức áp dụng theo từng loại công ty như sau:
- Loại 1, áp dụng đối với công ty có chỉ tiêu kế hoạch: vốn chủ sở hữu từ 10.000 tỷ đồng trở lên; doanh thu từ 30.000 tỷ đồng trở lên và có 10 đầu mối quản lý (công ty con hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc) hoặc tổng số lao động sử dụng từ 5.000 người trở lên: mức lương của Kiểm soát viên là 50 triệu đồng/tháng
- Loại 2, áp dụng đối với công ty có chỉ tiêu kế hoạch: vốn chủ sở hữu dưới 10.000 tỷ đồng; doanh thu dưới 30.000 tỷ đồng và có dưới 10 đầu mối quản lý hoặc tổng số lao động sử dụng dưới 5.000 người: mức lương của Kiểm soát viên là 40 triệu đồng/tháng.
Nguyên tắc quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong việc thực hiện thí điểm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 20/2020/NĐ-CP về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có quy định về 3 nguyên tắc như sau:
1. Nguyên tắc chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng của công ty do công ty quyết định trên cơ sở quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
2. Nguyên tắc Tiền lương, tiền thưởng của người lao động, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên công ty gắn với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
3. Nguyên tắc Nhà nước quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua quy định giao nhiệm vụ, trách nhiệm cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty; đối với công ty cổ phần thì cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ quy định tại Nghị định này, chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty để tham gia, biểu quyết tại cuộc họp của Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?