Mức lương cao nhất kiểm soát viên cao cấp ngân hàng được hưởng hiện nay là bao nhiêu?
Ngạch kiểm soát viên cao cấp ngân hàng có chức trách gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định về chức trách ngạch kiểm soát viên cao cấp ngân hàng, cụ thể như sau:
Ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng
1. Chức trách
Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, chịu trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, thẩm định, hoạch định chính sách, chiến lược vĩ mô hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
...
Theo đó ngạch kiểm soát viên cao cấp ngân hàng là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, chịu trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, thẩm định, hoạch định chính sách, chiến lược vĩ mô hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Mức lương cao nhất kiểm soát viên cao cấp ngân hàng được hưởng vào năm 2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cần có bằng cấp gì để được làm kiểm soát viên cao cấp ngân hàng?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng ngạch kiểm soát viên cao cấp ngân hàng, cụ thể như sau:
Ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, xây dựng, luật;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp (hoặc tương đương) hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
...
Theo đó yêu cầu kiểm soát viên cao cấp ngân hàng phải có các bằng cấp sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, xây dựng, luật.
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
Mức lương cao nhất Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng được hưởng hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định về xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng, cụ thể như sau:
Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng
1. Các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng quy định tại Thông tư này áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:
a) Ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Ngạch Kiểm soát viên chính ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Ngạch Kiểm soát viên ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Ngạch Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
đ) Ngạch Nhân viên Tiền tệ - Kho quỹ áp dụng bảng lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
2. Việc chuyển xếp lương đối với công chức từ các ngạch công chức chuyên ngành hiện giữ sang ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
Theo đó ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP, công thức tính lương của Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng hiện nay như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó:
- Hệ số lương: ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
- Mức lương cơ sở:
+ Từ nay đến hết 30/6/2023: 1,49 triệu đồng/tháng (căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP);
+ Từ 01/7/2023 trở đi đến khi có quy định mới là 1,8 triệu đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15).
Như vậy bảng lương của Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng hiện nay như sau:
Hệ số lương | Mức lương đến 30/6/2023 (Đơn vị: VNĐ) | Mức lương từ 01/7/2023 (Đơn vị: VNĐ) |
6,2 | 9.238.000 | 11.160.000 |
6,56 | 9.774.400 | 11.808.000 |
6,92 | 10.310.800 | 12.456.000 |
7,28 | 10.847.200 | 13.104.000 |
7,64 | 11.383.600 | 13.752.000 |
8 | 11.920.000 | 14.400.000 |
Theo đó kể từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng dẫn đến lương của Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng cũng gia tăng theo. Mức lương cao nhất mà Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng có thể nhận lên đến 14.400.000 đồng/tháng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?