Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của giáo viên là bao nhiêu?
Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của giáo viên là bao nhiêu?
Tại tiểu mục 1.1 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV có quy định như sau:
MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH CHI TRẢ
1. Mức phụ cấp:
1.1. Cán bộ , công chức, viên chức có đủ điều kiện thời gian và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung quy định tại điểm 1 và điểm 2 Mục II Thông tư này được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại tiết a điểm 1.1 Mục II Thông tư này, sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
b) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại tiết b điểm 1.1 Mục II Thông tư này, sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức hưởng của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1% .
...
Như vậy, theo quy định nêu trên và cách xếp lương của giáo viên theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP, mức phụ cấp thâm niên vượt khung của giáo viên được xác định như sau:
- Giảng viên Đại học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông: hưởng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó nếu sau 03 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng, từ năm thứ 4 trở đi được tính thêm 1%.
- Giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non: hưởng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch sau 02 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch. Từ năm thứ 3, mỗi năm tính thêm 1%.
Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của giáo viên là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của giáo viên là những khoản thời gian nào?
Theo quy định tại tiết 1.2 điểm 1 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV, các trường hợp được tính vào thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xác định như các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại điểm 1.2 Mục II Thông tư 03/2005/TT-BNV, hiện hành là điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV, cụ thể bao gồm những khoản thời gian sau:
- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
- Thời gian giáo viên tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
Giáo viên bị xử lý kỷ luật thì có ảnh hưởng đến thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung hay không?
Theo quy định tại điểm 1.3 tiểu mục 1 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV, khi giáo viên bị xử lý kỷ luật thì thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bị kéo dài được xác định như các trường hợp kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV, trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng, nếu giáo viên bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:
- Kéo dài 12 tháng nếu viên chức bị kỷ luật cách chức.
- Kéo dài 06 tháng nếu viên chức bị kỷ luật cảnh cáo;
- Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.
- Trường hợp viên chức là đảng viên bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý ký luật hành chính.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?