Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam là người nước ngoài được quy định như thế nào?
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nam là người nước ngoài được quy định như thế nào?
Đối với chế độ thai sản dành cho lao động nam là người nước ngoài là người nước ngoài, theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì:
Chế độ thai sản
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, lao động nam là người nước ngoài sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có vợ sinh con.
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (phải đóng đủ 6 tháng trong khoảng 12 tháng trước vợ khi sinh).
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, lao động nam là người nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải thuộc trường hợp đang làm việc tại Việt Nam và có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. Tuy nhiên, trường hợp này sẽ không bao gồm người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp và người lao động nước ngoài đã đủ tuổi nghỉ hưu.
Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam là người nước ngoài được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Lao động nam là người nước ngoài được nghỉ chế độ thai sản mấy ngày?
Căn cứ theo nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, thời gian hưởng chế độ thai sản của lao động nam là người nước ngoài sẽ được thực hiện tương tự như thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động Việt Nam.
Căn cứ Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, lao động nam là người nước ngoài có vợ sinh con sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản với thời gian như sau:
* Trường hợp thông thường:
- Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: Số ngày nghỉ là 14 ngày làm việc.
- Vợ sinh đôi: Số ngày nghỉ là 10 ngày làm việc.
- Vợ sinh 3 trở lên: Từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm 1 con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- Vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi: Số ngày nghỉ là 07 ngày làm việc.
- Các trường hợp còn lại: Số ngày nghỉ là 05 ngày làm việc.
* Trường hợp vợ chết sau khi sinh con:
- Lao động nam và vợ đều tham gia BHXH bắt buộc thì lao động nam được nghỉ số ngày như sau:
Số ngày nghỉ = Thời gian hưởng chế độ thai sản còn lại của vợ
- Chỉ có lao động nam tham gia BHXH bắt buộc:
Số ngày nghỉ = 06 tháng kể từ ngày con sinh ra
Mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nam là người nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP
Chế độ thai sản
...
3. Mức hưởng chế độ thai sản
...
b) Mức hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nam nước ngoài được quy định như sau:
Tiền chế độ thai sản
Lao động nam là người nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi vợ sinh con sẽ được nhận tiền chế độ thai sản:
- Trường hợp thông thường:
Tiền chế độ thai sản = (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi vợ sinh con/24) x Số ngày nghỉ chế độ
- Trường hợp vợ chết sau khi sinh con:
Tiền chế độ thai sản = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi vợ sinh con x Số tháng nghỉ
Tiền trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con
Theo hướng dẫn tại Công văn 2161/LĐTBXH-BHXH năm 2020:
Chế độ thai sản đối với lao động là công dân nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam được quy định tại Điều 7 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó, tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm cả trường hợp lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Về mức trợ cấp một lần, Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội quy định “trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì trường hợp lao động nam là người nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội có vợ sinh con và không tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam thì thuộc đối tượng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Tiền trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con/mỗi con = 2 x Lương cơ sở
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?