Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày khi NLĐ bị ốm ngay trong tháng đầu tiên trở lại sau thời gian làm việc bị gián đoạn được tính thế nào?
- Mức hưởng chế ốm độ đau dài ngày khi NLĐ bị ốm ngay trong tháng đầu tiên trở lại sau thời gian làm việc bị gián đoạn được tính thế nào?
- Ai có nghĩa vụ lập danh sách người lao động nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày hưởng chế độ ốm đau?
- Mẫu danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau dài ngày hiện nay được lập như thế nào?
Mức hưởng chế ốm độ đau dài ngày khi NLĐ bị ốm ngay trong tháng đầu tiên trở lại sau thời gian làm việc bị gián đoạn được tính thế nào?
Tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế ốm độ đau dài ngày như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Theo đó, trường hợp người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày khi NLĐ bị ốm ngay trong tháng đầu tiên trở lại sau thời gian làm việc bị gián đoạn được tính thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có nghĩa vụ lập danh sách người lao động nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày hưởng chế độ ốm đau?
Tại khoản 3 Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày như sau:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.
Theo quy định trên, danh sách người lao động nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
Mẫu danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau dài ngày hiện nay được lập như thế nào?
Mẫu danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau dài ngày hiện nay được quy định tại Mẫu số 01B-HSB Ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 như sau:
Tải Mẫu danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau (Mẫu số 01B-HSB): Tại đây
Lưu ý:
Danh sách này do đơn vị lập cho từng đợt đảm bảo thời hạn quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Góc trên, bên trái của danh sách phải ghi rõ tên đơn vị, mã số đơn vị đăng ký tham gia BHXH, số điện thoại liên hệ.
Phần đầu: Ghi rõ đợt trong tháng, năm đề nghị xét duyệt; số hiệu tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản để làm cơ sở cho cơ quan BHXH chuyển tiền (trong trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân).
Cơ sở để lập danh sách ở phần này là hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và bảng chấm công, bảng lương trích nộp BHXH của đơn vị.
Lưu ý: Đối với trường hợp giao dịch điện tử kèm hồ sơ giấy, khi lập danh sách này phải phân loại chế độ phát sinh theo trình tự ghi trong danh sách, những nội dung không phát sinh chế độ thì không cần hiển thị; đơn vị tập hợp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ của người lao động để nộp cho cơ quan BHXH theo trình tự ghi trong danh sách.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?