Mức hỗ trợ tiền đi lại tối đa đối với người tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng là bao nhiêu?
- Mức hỗ trợ tiền đi lại tối đa đối với người tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng là bao nhiêu?
- Người tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng được thanh toán tiền đi lại khi nào?
- Cơ sở đào tạo thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng phải có trách nhiệm gì?
Mức hỗ trợ tiền đi lại tối đa đối với người tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định như sau:
Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại
1. Đối tượng được hỗ trợ: Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.
2. Mức hỗ trợ:
a) Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.
b) Mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.
3. Ngoài những đối tượng và mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở đào tạo tùy điều kiện và khả năng, huy động thêm các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ thêm tiền ăn, tiền đi lại cho người học trong thời gian đào tạo.
Theo đó, mức hỗ trợ tiền đi lại tối đa đối với người tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng như sau:
- Mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
- Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Lưu ý: Tiền đi lại có thể được hỗ trợ thêm cho người học trong thời gian đào tạo khi các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở đào tạo tùy điều kiện và khả năng, huy động thêm các nguồn kinh phí khác.
Mức hỗ trợ tiền đi lại tối đa đối với người tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng được thanh toán tiền đi lại khi nào?
Căn cứ theo Điều 8 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định như sau:
Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo đối với người học
1. Người học làm đơn đăng ký học nghề gửi tới cơ sở đào tạo đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp do mình lựa chọn.
2. Cơ sở đào tạo căn cứ kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, hợp đồng đặt hàng được giao và số lượng người học thuộc đối tượng được hỗ trợ đào tạo theo quy định của Quyết định này, tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người học và thanh toán tiền ăn, tiền đi lại cho người học thuộc đối tượng quy định tại Điều 5 Quyết định này ngay trong thời gian đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo với cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên cơ sở khối lượng và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng đặt hàng đào tạo
Như vậy, người tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng được thanh toán tiền đi lại ngay trong thời gian đào tạo.
Lưu ý: Người tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 5 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg, bao gồm: Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.
Cơ sở đào tạo thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng phải có trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 11 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg, cơ sở đào tạo thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng phải có trách nhiệm như sau:
- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người học theo hợp đồng đặt hàng, nhiệm vụ đào tạo được giao theo đúng quy định về giáo dục nghề nghiệp.
- Bố trí thời gian, địa điểm, tiến độ đào tạo linh hoạt phù hợp với nghề đào tạo, quy trình sản xuất, chu trình sinh trưởng của cây trồng vật nuôi và điều kiện của người học.
- Thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời việc hỗ trợ đào tạo đối với người học theo quy định của Quyết định 46/2015/QĐ-TTg.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo kết quả, hiệu quả đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo với cơ quan giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?