Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội có thay đổi hay không? Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội là gì?
Theo khoản 4 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
...
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
...
Quy định của pháp luật hiện nay tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
..
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
...
Quy định này được kế thừa từ khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2006, theo đó người tham gia BHXH tự nguyện từ trước đến nay chỉ được nhận 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội nếu được thông qua thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể nhận 4 chế độ là: thai sản, hưu trí, tử tuất và bảo hiểm tai nạn lao động.
Lưu ý: người tham gia BHXH tự nguyện phải là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, và đang không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội có thay đổi hay không? Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? (Hình từ Internet)
Mức đóng BHXH tự nguyện theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội có thay đổi hay không?
Theo Điều 41 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội có quy định như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
...
Và theo khoản 2 Điều 37 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội có quy định như sau:
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
e) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng 2.000.000 đồng; Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất bằng 36.000.000 đồng. Chính phủ quy định việc điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.
2. Thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật này lựa chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, thấp nhất bằng 1.500.000 đồng và cao nhất bằng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, nếu Dự thảo được thông qua thì người lao động tham gia BHXH tự nguyện hằng tháng đóng 22% mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Bên cạnh đó, người lao động có thể lựa chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, thấp nhất bằng 1.500.000 đồng và cao nhất bằng 36.000.000 đồng.
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
...
Theo đó, hiện nay mức đóng hằng tháng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Trước đó, tại khoản 1 Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động
1. Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.
...
Theo đó, trước ngày 01/01/2016 (ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực) thì mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội và tăng dần từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
Bên cạnh đó, Nhà nước sẽ có mức hỗ trợ cho các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tùy vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.
Mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cụ thể:
a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.
2. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hỗ trợ mức đóng hằng tháng là 10% nếu không thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo và được hỗ trợ không quá 10 năm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?