Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người hoạt động không chuyên trách ở xã là bao nhiêu?
Người hoạt động không chuyên trách ở xã có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Tại điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
Như vậy, người hoạt động không chuyên trách ở xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người hoạt động không chuyên trách ở xã là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người hoạt động không chuyên trách ở xã là bao nhiêu?
Theo quy định điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người hoạt động không chuyên trách ở xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tại khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
...
Như vậy, người hoạt động không chuyên trách ở xã hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định về số lượng những người hoạt động không chuyên trách cấp xã như sau:
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn:
1. Loại 1 tối đa 14 người.
2. Loại 2 tối đa 12 người.
3. Loại 3 tối đa 10 người.
Việc phân loại xã loại nào thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo khoản 3 Điều 24 Nghị quyết 1211/2016/ UBTVQH13 căn cứ vào tổng số điểm đạt được về các tiêu chuẩn: Quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế, xã hội và các yếu tố đặc thù khác của đơn vị hành chính đó.
Cụ thể, tại Điều 23 Nghị quyết 1211/2016/ UBTVQH13 được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về khung điểm phân loại đơn vị hành chính như sau:
Khung điểm phân loại đơn vị hành chính
1. Điểm phân loại đơn vị hành chính là tổng số điểm đạt được của các tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính đó. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 100 điểm.
1a. Trường hợp tiêu chuẩn quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương này đạt ở mức được tính điểm tăng thêm thì điểm tăng thêm được tính theo tỷ lệ phần trăm của mức chênh lệch so với mức được tính điểm tăng thêm của tiêu chuẩn đó.
2. Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại I khi có tổng số điểm đạt được từ 75 điểm trở lên.
3. Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại II khi có tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 75 điểm.
3a. Trường hợp đơn vị hành chính không phải là một cấp ngân sách thì không tính điểm đối với tiêu chuẩn cân đối thu, chi ngân sách và mức tổng số điểm để xét phân loại đơn vị hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được giảm tương ứng là 10 điểm.
4. Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã không đạt khung điểm xác định loại I, loại II thì được phân loại III.
Như vậy, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được bố trí theo quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn tương đương với: Xã loại 1 có tối đa 14 người; xã loại 2 có tối đa 12 người; xã loại 3 có tối đa 10 người.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?