Mức đóng bảo hiểm thai sản cho người lao động là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm thai sản cho người lao động là bao nhiêu?
Bảo hiểm thai sản có thể hiểu là chế độ thai sản, là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc theo khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Theo quy định tại Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 10 và khoản 11 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020, mức đóng bảo hiểm xã hội được tính trên tiền lương đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Người lao động đóng: bảo hiểm xã hội (8%) trong đó quỹ hưu trí (8%); ốm đau - thai sản (0%); tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (0%); bảo hiểm y tế (1,5%); bảo hiểm thất nghiệp (1%).
- Đơn vị sử dụng lao động đóng: bảo hiểm xã hội (17,5%) trong đó quỹ hưu trí (14%); ốm đau - thai sản (3%); tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (0,5%); bảo hiểm y tế (3%); bảo hiểm thất nghiệp (1%).
Như vậy, hằng tháng, người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm thai sản cho người lao động với số tiền bằng 3% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đó.
Mức đóng bảo hiểm thai sản cho người lao động là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiền bảo hiểm thai sản do ai chi trả?
Tại Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như về trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm thai sản như sau:
Cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
2. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Đồng thời dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm thai sản như sau:
Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan bảo hiểm sẽ đóng vai trò chi trả tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động có đủ điều kiện hưởng.
Đồng thời, công ty cũng giữ vai trò cầu nối khi có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày. Nếu đã nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chi trả tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động.
Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản ở đâu khi nghỉ việc trước khi sinh con?
Tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có quy định về việc nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản như sau:
Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản
1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102, Điều 103 của Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình số bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy, theo quy định trên, nếu lao động nữ nghỉ việc trước khi sinh con thì người này sẽ nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình cư trú.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?