Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo một trong hai phương thức đóng sau đây:
a) Đóng 06 tháng một lần;
b) Đóng 12 tháng một lần.
2. Người đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng được thực hiện sau khi đã hoàn thành chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.
3. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
a) Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV;
b) Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng IV.
4. Thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với phương thức đóng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Lần đầu, ngay khi đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
b) Lần tiếp theo, trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng.
c) Ngay khi đăng ký lại bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Điều 17 của Nghị định này.
Và căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng như sau:
- Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng; 23.800 đồng/giờ.
- Vùng 2 là 4.410.000 đồng/tháng; 21.200 đồng/giờ.
- Vùng 3 là 3.860.000 đồng/tháng; 18.600 đồng/giờ.
- Vùng 4 là 3.450.000 đồng/tháng; 16.600 đồng/giờ.
Theo quy định trên, mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
- Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng 4: 207.000 đồng.
- Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng 4: 414.000 đồng.
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện lần đầu gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện lần đầu là Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Trong đó phải có các thông tin cụ thể về nghề, công việc, thời gian và nơi làm việc được đăng ký để tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện. Trường hợp có thay đổi về nghề, công việc, thời gian và nơi làm việc thì thực hiện khai báo điều chỉnh thông tin theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
Theo đó, hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện lần đầu là Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Trong đó phải có các thông tin cụ thể về nghề, công việc, thời gian và nơi làm việc được đăng ký để tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Trường hợp có thay đổi về nghề, công việc, thời gian và nơi làm việc thì thực hiện khai báo điều chỉnh thông tin theo quy định tại Điều 15 Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
Khi nào cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người tham gia BHTN lao động tự nguyện lần đầu?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Người lao động nộp hồ sơ đăng ký tham gia, cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, hồ sơ điều chỉnh thông tin theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:
a) 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, người lao động nộp hồ sơ đăng ký tham gia cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau đó cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người tham gia BHTN lao động tự nguyện lần đầu trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Lưu ý: Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2025.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Thứ 6 đen tối là ngày nào? Ngày thứ 6 đen tối có phải ngày nghỉ lễ của người lao động không?
- Đối với mức lương cơ sở mới, chế độ tiền thưởng của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng đúng không?
- Lần điều chỉnh tăng lương hưu tiếp theo sau khi tăng 15% của cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì căn cứ để tính điều chỉnh dựa trên mức lương hưu nào?