Mức đoàn phí mà người lao động bị trừ khi nhận lương hằng tháng là bao nhiêu?
Tất cả người lao động khi làm việc tại công ty đều phải đóng đoàn phí công đoàn có đúng không?
Tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
...
Như vậy người lao động có quyền gia nhập công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn 2012.
Đồng thời, tại Điều 26 Luật Công đoàn 2012 có quy định:
Tài chính công đoàn
Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Theo đó đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Người lao động không tham gia công đoàn thì không trở thành đoàn viên công đoàn, do đó sẽ không phải đóng đoàn phí công đoàn.
Mức đoàn phí mà người lao động bị trừ khi nhận lương hằng tháng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức đoàn phí mà người lao động bị trừ khi nhận lương hằng tháng là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 như sau:
Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
1. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. Khi tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
2. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối): mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
…
Như vậy, trường hợp người lao động có tham gia công đoàn thì mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Đoàn viên hết thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên có được miễn đóng đoàn phí công đoàn hay không?
Tại khoản 6 Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 có quy định như sau:
Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
...
6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Theo quy định trên, đoàn viên không phải đóng đoàn phí công đoàn khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian hưởng trợ cấp này.
- Đoàn viên công đoàn không có việc làm: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian không có việc làm.
- Đoàn viên công đoàn không có thu nhập: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian không có thu nhập.
- Đoàn viên công đoàn nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian nghỉ không lương.
Theo đó, đối với đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên thì chỉ được miễn phí đóng đoàn phí trong thời gian hưởng trợ cấp này. Sau thời gian hưởng trợ cấp, đoàn viên phải thực hiện đóng đoàn phí công đoàn theo quy định.
Như vậy không được miễn đóng đoàn phí công đoàn đối với đoàn viên hết thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên mà vẫn có việc làm, thu nhập.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?