Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng hơn 26% có đúng không?
Đối tượng nào được hưởng mức trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV về Ưu đãi người có công với cách mạng.
Dẫn chiếu đến Điều 2 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 có quy định cụ thể những đối tượng được áp dụng các chính sách, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng như sau:
- Người có công với cách mạng.
- Thân nhân của người có công với cách mạng.
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng hơn 26% có đúng không? (Hình từ Internet)
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng hơn 26% có đúng không?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 75/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 55/2023/NĐ-CP có quy định mức chuẩn trợ cấp ưu đãi như sau:
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi
1. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.055.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn).
2. Mức chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng
Theo quy định của Nghị định 75/2021/NĐ-CP trước đây mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng.
Dẫn chiếu đến Điều 2 Nghị định 55/2023/NĐ-CP có quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.
2. Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và mức hưởng trợ cấp quy định tại Điều 8, Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này và được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
Theo quy định trên thì Nghị định 55/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/9/2023.
Tuy nhiên mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đã bắt đầu thực hiện từ 01/7/2023 và áp dụng mức chuẩn là 2.055.000 đồng tức tăng 26,54% so với mức cũ.
Ngày 27/7 người có công với cách mạng có được nhận quà gì không?
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định ban hành kèm theo Quyết định 715/QĐ-CTN năm 2023 quy định về việc tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023) với mức quà như sau:
(1) Mức quà tặng 600.000 đồng tặng cho các đối tượng sau
- Người có công với cách mạng, bao gồm:
+ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và những cá nhân đã có quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trước ngày 28/7/2023 nhưng chưa hoàn tất thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
- Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
(2) Mức quà tặng 300.000 đồng tặng cho các đối tượng sau:
- Người có công với cách mạng, bao gồm:
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
- Đại diện thân nhân liệt sĩ.
- Người thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân).
Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những gì?
Căn cứ Điều 5 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020, tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:
- Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;
- Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
+ Bảo hiểm y tế;
+ Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
+ Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
+ Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
+ Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
+ Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
+ Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
+ Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
+ Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
+ Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?