Mũ giày ủng của giày ủng lao động chuyên dụng phải đáp ứng yêu cầu như thế nào theo TCVN 7654:2007?

Cho tôi hỏi cần phải đáp ứng những yêu cầu nào về mũ giày ủng của giày ủng lao động chuyên dụng theo TCVN 7654:2007? Câu hỏi của anh K.D.P (Phú Yên).

Mũ giày ủng của giày ủng lao động chuyên dụng phải đáp ứng yêu cầu như thế nào theo TCVN 7654:2007?

Căn cứ theo tiểu mục 5.4 Mục 5 TCVN 7654:2007 (ISO 20347 : 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng lao động chuyên dụng quy định về mũ giày ủng như sau:

(1) Quy định chung

Đối với giày ủng mẫu B, C, D và E, khu vực đáp ứng các yêu cầu của mũ giày ủng phải có độ cao tối thiểu được đo từ mặt phẳng nằm ngang ở dưới đế phải phù hợp với các giá trị đưa ra trong bảng 5.

Khi cổ giày ủng và vật liệu lót nằm ở trên độ cao đưa ra trong bảng 5, thì những vật liệu này phải phù hợp với các yêu cầu về lót như độ bền xé và độ mài mòn. Trong trường hợp vật liệu là da thì ngoài các yêu cầu trên nó phải phù hợp với các yêu cầu như độ pH và hàm lượng Crom VI.

(2) Độ dày

Khi thử theo TCVN 7651: 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.1, độ dày tại mọi điểm của mũ giày ủng loại II phải phù hợp với các giá trị nêu ra trong bảng 6

Bảng 6 - Độ dày tối thiểu của mũ giày ủng

Loại vật liệu

Độ dày tối thiểu

mm

Cao su

1,50

Polyme

1,00

(3) Độ bền xé

Khi thử theo TCVN 7651: 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.3, độ bền xé của mũ giày ủng loại I phải phù hợp với các giá trị đưa ra trong bảng 7.

Loại vật liệu

Lực tối thiểu

N

Cao su

120

Vải và vải tráng phủ

60

Bảng 7- Độ bền xé tối thiểu của mũ giày ủng

(4) Đặc tính kéo

Khi xác định theo TCVN 7651: 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.4, bảng 7, đặc tính kéo của mũ giày ủng phải phù hợp với các giá trị đưa ra bảng 8.

Loại vật liệu

Đặc tính kéo

N/mm2

Lực kéo đứt

N

Modun giãn dài 100 %

N/mm2

Giãn dài khi đứt

%

Da váng

Tối thiểu 15

Cao su

Tối thiểu 180

Polyme

1,3 đến 4,6

Tối thiểu 250

Bảng 8 - Đặc tính kéo

(5) Độ bền uốn

Khi thử theo TCVN 7651: 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.5, độ bền uốn của mũ giày ủng phải phù hợp với các giá trị đưa ra trong bảng 9.

Loại vật liệu

Độ bền uốn

Cao su

Khi bị rạn nứt trước khi đạt 125 000 lần uốn

Polyme

Khi bị rạn nứt trước khi đạt 150 000 lần uốn

Bảng 9 - Độ bền uốn

(6) Độ thấm hơi nước và hệ số hơi nước

Khi thử theo TCVN 7651: 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.6 và TCVN 7651: 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.8, độ thấm hơi nước phải không được nhỏ hơn 0,8 mg/(cm2.h) và hệ số hơi nước phải không được nhỏ hơn 15 mg/cm2.

(7) Giá trị pH

Khi da mũ giày được thử theo TCVN 7651: 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.9, giá trị pH phải không được nhỏ hơn 3,2 và nếu giá trị pH thấp hơn 4 thì số chênh lệch phải nhỏ hơn 0,7.

(8) Độ thủy phân

Khi mũ giày bằng polyuretan được thử theo TCVN 7651: 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.10, phải không có sự rạn nứt nào xuất hiện trước khi đạt 150 000 chu kỳ uốn

(9) Hàm lượng Crom VI

Khi mũ giày bằng da được thử theo TCVN 7651: 2007 (ISO 20344: 2004), điều 6.11, không được phép có Crom VI.

Mũ giày ủng của giày ủng lao động chuyên dụng phải đáp ứng yêu cầu như thế nào theo TCVN 7654:2007?

Mũ giày ủng của giày ủng lao động chuyên dụng phải đáp ứng yêu cầu như thế nào theo TCVN 7654:2007? (Hình từ Internet)

Giày ủng lao động chuyên dụng phải được viết những thông tin gì?

Căn cứ theo tiểu mục 8.1 Mục 8 TCVN 7654:2007 (ISO 20347 : 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng lao động chuyên dụng quy định như sau:

Qui định chung
Giày ủng lao động chuyên dụng phải được cung cấp đến người sử dụng với những thông tin được viết ít nhất bằng ngôn ngữ chính thống của quốc gia được gửi đến. Tất cả các thông tin phải rõ ràng. Các thông tin sau cần phải có:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất và/hoặc nhà đại diện được ủy quyền;
b) Người được chỉ định tham gia vào việc kiểm tra chủng loại; đối với sản phẩm loại III người được chỉ định liên quan đến điều khoản 11;
c) viện dẫn tiêu chuẩn này;
d) Sự giải thích các biểu tượng, các nhãn hiệu và cấp độ thực hiện. Nếu có thể, giải thích cơ bản về các phép thử đã áp dụng cho giày ủng;
e) Hướng dẫn sử dụng:
1) các phép thử được thực hiện bởi người đi trước khi sử dụng, nếu có yêu cầu;
2) sự vừa vặn; cách đi và tháo giày ủng, nếu cần thiết;
3) sử dụng; thông tin cơ bản để sử dụng đúng và nguồn gốc nếu đưa ra các thông tin chi tiết;
4) các giới hạn sử dụng (ví dụ khoảng nhiệt độ v.v…);
5) hướng dẫn cất giữ và bảo quản, khoảng thời gian tối đa giữa các lần kiểm tra bảo quản (nếu quan trọng, qui trình làm khô phải được qui định);
6) hướng dẫn làm sạch và/hoặc loại bỏ vết bẩn;
7) thời hạn sử dụng hoặc khoảng thời gian sử dụng;
8) nếu thích hợp, cảnh báo để đối phó với các vấn đề bất ngờ gặp phải (sự thay đổi có thể làm mất hiệu lực sự chấp nhận chủng loại, ví dụ giày ủng chỉnh hình)
9) nếu cần, minh họa bổ sung, số các phần v.v…
f) đề cập đến các phụ kiện và phần dự phòng, nếu cần thiết;
g) cách đóng gói phù hợp để vận chuyển, nếu cần thiết.
...

Như vậy, cần cung cấp các thông tin được quy định như trên cho người sử dụng giày ủng lao động chuyên dụng.

Nội dung của phần lời đính kèm theo mỗi đôi giày ủng cách điện là gì?

Theo tiểu mục 8.2.3 Mục 8 TCVN 7654:2007 (ISO 20347 : 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng lao động chuyên dụng quy định như sau:

Mỗi đôi giày ủng cách điện phải được cung cấp với một phiếu đính kèm có phần lời như sau:

"a) Giày ủng cách điện phải được sử dụng nếu có nguy cơ bị điện giật, ví dụ từ thiết bị điện đang làm việc có nguy hiểm.

b) Giày ủng cách điện không thể bảo vệ 100 % khỏi bị điện giật và các giới hạn bổ sung để tránh rủi ro này là cần thiết. Các giới hạn này, cũng như những thử nghiệm bổ sung được nêu ra dưới đây phải là công việc thường xuyên trong quá trình đánh giá rủi ro.

c) Điện trở của giày ủng phải đáp ứng các yêu cầu trong EN 50321: 1999, điều 6.3 tại mọi thời điểm trong thời gian sử dụng của nó.

d) Mức độ bảo vệ có thể bị ảnh hưởng trong quá trình sử dụng, bởi:

1) Giày ủng bị phá hủy do các vết khía, cắt, bị ăn mòn hoặc nhiễm bẩn hóa chất, cần phải kiểm tra thường xuyên, không sử dụng giày ủng đã dùng và bị phá hủy.

2) Giày ủng loại I có thể hấp thụ hơi ẩm nếu sử dụng trong thời gian dài và trong điều kiện ẩm ướt nó có thể trở thành giày ủng dẫn điện.

e) Nếu giày ủng được sử dụng trong điều kiện vật liệu làm đế bị bẩn, ví dụ do hóa chất, phải cẩn thận khi đi vào các khu vực nguy hiểm vì nó có thể ảnh hưởng đến các đặc tính điện của giày.

f) Người sử dụng nên trang bị các phương tiện thích hợp để kiểm tra và thử các đặc tính cách điện của giày ủng trong khi làm việc."

Giày ủng lao động chuyên dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mũ giày ủng của giày ủng lao động chuyên dụng phải đáp ứng yêu cầu như thế nào theo TCVN 7654:2007?
Lao động tiền lương
Lót mũ của giày ủng lao động chuyên dụng phải đáp ứng yêu cầu như thế nào theo TCVN 7654:2007?
Lao động tiền lương
Mỗi chiếc giày ủng lao động chuyên dụng phải có nhãn hiệu như thế nào?
Lao động tiền lương
Giày ủng nguyên chiếc thuộc giày ủng lao động chuyên dụng phải đáp ứng yêu cầu theo TCVN 7654:2007 ra sao?
Lao động tiền lương
Đế trong và lót mặt của giày ủng lao động chuyên dụng phải đáp ứng yêu cầu như thế nào theo TCVN 7654:2007?
Lao động tiền lương
Đế ngoài của giày ủng lao động chuyên dụng phải đáp ứng yêu cầu như thế nào theo TCVN 7654:2007?
Lao động tiền lương
Lưỡi gà của giày ủng lao động chuyên dụng phải đáp ứng yêu cầu như thế nào theo TCVN 7654:2007?
Lao động tiền lương
Giày ủng lao động chuyên dụng được phân thành mấy loại theo TCVN 7654:2007?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giày ủng lao động chuyên dụng
294 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giày ủng lao động chuyên dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giày ủng lao động chuyên dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào