Một số lưu ý khi tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc?
Đối thoại tại nơi làm việc là gì?
Đối thoại tại nơi làm việc được hiểu là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
(Căn cứ khoản 1 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019).
Một số lưu ý khi tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc? (Hình từ Internet)
Một số lưu ý khi tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc?
Khi tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, các bên cần lưu ý một số quy định sau đây:
(1) Thời gian tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Căn cứ khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ ít nhất 01 năm một lần.
(2) Đối tượng tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Căn cứ Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thành phần tham gia đối thoại tại nơi làm việc bao gồm:
* Phía người sử dụng lao động:
- Do người sử dụng lao định nhưng đảm bảo ít nhất 03 người.
- Trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
* Phía người lao động:
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình và đảm bảo ít nhất:
- 03 người: Doanh nghiệp sử dụng dưới 50 người lao động.
- 04 - 08 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 50 - dưới 150 người lao động.
- 09 - 13 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 150 - dưới 300 người lao động.
- 14 - 18 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 300 - dưới 500 người lao động.
- 19 - 23 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 500 - dưới 1.000 người lao động.
- 24 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.
Danh sách các thành viên tham gia đối thoại được thực hiện định kì ít nhất 02 năm/lần và công bố công khai tại nơi làm việc.
Ngoài ra, hai bên có thể thống mất mời tất cả người lao động hoặc một số người lao động liên quan cùng tham gia đối thoại, bảo đảm có sự tham gia của đại diện lao động nữ khi đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ.
Đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và bên người lao động có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện (Căn cứ khoản 4 Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
(3) Nội dung đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Căn cứ Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 thì có thể tiến hành đối thoại định kỳ tại nơi làm việc những nội dung sau đây:
- Nội dung đối thoại bắt buộc khi có các vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các Điều 42, Điều 44, Điều 93, Điều 104, Điều 118 và khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
+ Ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc.
+ Cho thôi việc đối với người lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
+ Xây dựng phương án sử dụng lao động.
+ Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
+ Quyết định quy chế thưởng.
+ Ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động.
+ Quyết định tạm đình chỉ công việc người lao động.
- Ngoài nội dung trên, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
- Điều kiện làm việc;
- Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
- Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
(4) Gửi nội dung đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Căn cứ khoản 3 Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ, các bên có trách nhiệm gửi nội dung đối thoại cho bên tham gia đối thoại.
(5) Lập biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có).
(Căn cứ khoản 4 Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
(6) Công bố kết quả đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
(Căn cứ khoản 5 Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là mẫu nào?
Căn cứ Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 thì biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc phải đảm bảo các nội dung tiến hành đối thoại tại nơi làm việc.
Ngoài ra, tương tự như các biên bản khác, biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc cũng phải đảm bảo các nội dung khác như: Quốc hiệu, tiêu ngữ; thời gian, địa điểm diễn ra đối thoại; thành phần tham gia; nội dung; chữ ký.
Hiện nay không có quy định cụ thể mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc trong bất kỳ văn bản nào.
Vì vậy, bạn có thể tham khảo mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc cập nhật mới nhất dưới đây:
Tải mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc cập nhật mới nhất: Tại đây
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?