Một người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT đúng không?
- Một người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT đúng không?
- Người hành nghề có chức danh gì thì sẽ có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh lâu nhất?
- Người hành nghề thực hiện đúng quy định về khám bệnh, chữa bệnh mà vẫn xảy ra sự cố y khoa thì có phải chịu trách nhiệm hay không?
Một người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT đúng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện, nguyên tắc, trình tự đăng ký hành nghề như sau:
Điều kiện, nguyên tắc, trình tự đăng ký hành nghề
...
2. Nguyên tắc đăng ký hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các quy định sau:
a) Một người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Một người hành nghề chỉ được phụ trách chuyên môn một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; không được đồng thời phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có thể kiêm nhiệm phụ trách một khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải phù hợp với phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề đã được cấp;
d) Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được đăng ký hành nghề ngoài giờ và làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
đ) Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký;
e) Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân không được đăng ký là người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
...
Theo đó, một người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT.
Một người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT đúng không? (Hình từ Internet)
Người hành nghề có chức danh gì thì sẽ có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh lâu nhất?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định về thực hành khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Thực hành khám bệnh, chữa bệnh
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh
a) Đối với chức danh bác sỹ tối thiểu là 12 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng;
b) Đối với chức danh y sỹ tối thiểu là 09 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng,
c) Đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng;
d) Đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng;
đ) Đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng;
e) Đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng;
g) Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
h) Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này, các cơ sở thực hành xây dựng chương trình thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến đào tạo thực hành.
...
Như vậy, người hành nghề có chức danh bác sĩ thì sẽ có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh lâu nhất, cụ thể là 12 tháng.
Người hành nghề thực hiện đúng quy định về khám bệnh, chữa bệnh mà vẫn xảy ra sự cố y khoa thì có phải chịu trách nhiệm hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và quyền, trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
...
Dẫn chiếu đến Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa
1. Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.
2. Được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.
Như vậy, người hành nghề thực hiện đúng quy định về khám bệnh, chữa bệnh mà vẫn xảy ra sự cố y khoa thì không phải chịu trách nhiệm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?