Môn quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 có luật chơi như thế nào? VĐV Việt Nam có tham gia không?
Môn quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 có luật chơi như thế nào? VĐV Việt Nam có tham gia không?
Quần vợt xe lăn (Wheelchair tennis) là nội dung thi đấu quần vợt dành cho người khuyết tật tại Paralympic 2024.
Quần vợt xe lăn có hai hạng thi đấu gồm hạng mở và hạng nặng (quad).
Hạng mở dành cho các vận động viên bị khiếm khuyết ở một hoặc cả hai chân, nam, nữ thi đấu riêng. Trong khi đó, hạng quad dành cho vận động viên có khiếm khuyết ảnh hưởng đến ít nhất 3 chi.
Quần vợt xe lăn xuất hiện lần đầu tiên tại Paralympic vào năm 1988 tại Hàn Quốc. Môn thể thao này được đưa vào thi đấu chính thức tại Paralympic Barcelona 1992 với 2 nội dung đơn nam và đồng đội nam nữ.
*Luật chơi:
- Luật của quần vợt xe lăn gần như giống với quần vợt truyền thống. Trong đó, kích cỡ sân, kích cỡ và cân nặng của cây vợt, cách tính điểm hay luật giao bóng của quần vợt xe lăn giống với quần vợt truyền thống.
- Hai điểm khác biệt của quần vợt xe lăn với quần vợt truyền thống là thiết kế của xe lăn và quy định về số lần bóng chạm đất.
- Trong đó, xe lăn được thiết kế với 2 bánh nhỏ phía trước và 2 bánh lớn phía sau. Điểm đặc biệt khác là bóng có thể nảy xuống sân hai lần và lần bóng nảy xuống thứ hai được phép nảy ở bên ngoài đường biên.
Bộ môn Quần vợt xe lăn - the Wheelchair tennis tại Paris 2024 Paralympic Games diễn ra từ ngày 30/8 đến 7/9 tại sân vận động Roland-Garros với 6 nội dung tranh huy chương.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Bên cạnh đó, theo Mục 8 Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 thì năm nay Việt Nam cũng sẽ tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần thứ 17 tại Pháp.
Tuy nhiên, Đội tuyển Việt Nam sẽ không tham dự môn thi quần vợt xe lăn tại kỳ Thế vận hội Paralympics 2024.
Môn quần vợt xe lăn tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 có luật chơi như thế nào? VĐV Việt Nam có tham gia không?
VĐV đạt Huy chương vàng tại Paralympic được thưởng nhiêu tiền?
Căn cứ theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP, mức tiền thưởng đối với vận động viên giành được huy chương tại thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic) như sau:
- Đối với Paralympic:
+ Huy chương vàng: 220 triệu đồng.
+ Vận động viên phá kỷ lục Paralympic được thưởng thêm 85 triệu đồng.
- Đối với Paralympic trẻ:
+ Huy chương vàng: 45 triệu đồng.
+ Vận động viên phá kỷ lục Paralympic trẻ được thưởng thêm 20 triệu đồng.
Vận động viên tham gia được hưởng chế độ dinh dưỡng ra sao?
Theo điểm e khoản 2 Điều 1 Thông tư 86/2020/TT-BTC quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định nội dung và mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên thể thao thành tích cao (sau đây gọi là huấn luyện viên), vận động viên thể thao thành tích cao (sau đây gọi là vận động viên).
2. Đối tượng áp dụng: Huấn luyện viên, vận động viên tập trung tập huấn và thi đấu tại:
a) Đội tuyển quốc gia;
b) Đội tuyển trẻ quốc gia;
c) Đội tuyển cấp ngành; đội tuyển trẻ cấp ngành;
d) Đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là đội tuyển cấp tỉnh); Đội tuyển trẻ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là đội tuyển trẻ cấp tỉnh);
đ) Các giải thể thao thành tích cao quy định tại Điều 37 Luật Thể dục thể thao năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018;
e) Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới (sau đây gọi là Paralympic Games).
Đồng thời, theo điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 86/2020/TT-BTC có quy định:
Nội dung và mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng
...
3. Mức chi đặc thù khác đối với huấn luyện viên, vận động viên:
a) Huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để chuẩn bị tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á, Đại hội thể thao châu Á và Đại hội thể thao Olympic được hưởng chế độ dinh dưỡng 480.000 đồng/người/ngày trong thời gian không quá 90 ngày;
b) Huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao châu Á, giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao Olympic trẻ, có khả năng đạt chuẩn tham dự Đại hội thể thao Olympic và huấn luyện viên, vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày;
c) Danh sách huấn luyện viên, vận động viên được hưởng chế độ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch;
d) Trong thời gian hưởng mức chi đặc thù khác quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này, huấn luyện viên, vận động viên không được hưởng mức chi chế độ dinh dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
Như vậy, các vận động viên khi tham gia Paralympic Games sẽ được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày.
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Không tăng lương năm 2025, tăng mức lương cơ sở trong năm 2026 cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang phụ thuộc vào kinh tế đất nước đúng không?
- Tăng tiền lương CBCCVC giữ chức vụ và không giữ chức vụ khi chính thức thay đổi lương cơ sở 2.34 không?
- Toàn bộ bảng lương chính thức của LLVT trước thời điểm chính sách tiền lương mới có hiệu lực, cụ thể ra sao?