Mối nguy là gì? Cách nhận diện mối nguy? Nghề nào phải đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ?

Những nghề nào phải tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ? Mối nguy là gì? Cách nhận diện mối nguy?

Mối nguy là gì? Cách nhận diện mối nguy?

Khái niệm "Mối nguy là gì" được quy định tại tiểu mục 3.19 Mục 3 và tiểu mục 6.1.2.1 Mục 6 TCVN ISO 45001:2018. Theo đó, mối nguy là nguồn có khả năng gây ra chấn thương và bệnh tật. Các mối nguy có thể bao gồm các nguồn có khả năng gây ra tình huống tổn hại hoặc nguy hại hay hoàn cảnh có khả năng có khả năng tiếp xúc mà dẫn đến chấn thương và bệnh tật.

Vậy cách nhận diện mối nguy là gì?_Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các quá trình nhận diện mối nguy một cách liên tục và chủ động. Quá trình này phải tính đến, nhưng không giới hạn ở:

- Cách thức tổ chức công việc, các yếu tố xã hội (bao gồm khối lượng công việc, giờ làm việc, xử phạt, quấy rối và đe dọa), sự lãnh đạo và văn hóa trong tổ chức;

- Các tình huống ,hoạt động thường xuyên và không thường xuyên, bao gồm các mối nguy phát sinh từ:

+ Cơ sở hạ tầng, thiết bị, nguyên vật liệu, vật chất và điều kiện vật lý của nơi làm việc;

+ Thiết kế, nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, sản xuất, lắp rắp, xây dựng, cung cấp dịch vụ, bảo trì hoặc hủy bỏ sản phẩm và dịch vụ;

+ Yếu tố con người;

+ Cách thức thực hiện công việc;

- Sự cố có liên quan đã xảy ra, nội bộ hoặc bên ngoài tổ chức, kể cả các tình huống khẩn cấp và nguyên nhân của chúng;

- Tình huống khẩn cấp tiềm ẩn;

- Con người, bao gồm việc xem xét:

+ Những người tiếp cận nơi làm việc và hoạt động của họ, kể cả người lao động, nhà thầu, khách thăm quan và những người khác;

+ Những người lân cận nơi làm việc có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức;

+ Người lao động tại địa điểm không thuộc kiểm soát trực tiếp của tổ chức;

- Các vấn đề khác, bao gồm việc xem xét:

+ Thiết kế khu vực làm việc, các quá trình, lắp đặt, máy móc/thiết bị, quy trình vận hành và tổ chức công việc, kể cả sự thích ứng của chúng với nhu cầu và khả năng của người lao động có liên quan;

+ Các tình huống xảy ra gần nơi làm việc gây ra do các hoạt động liên quan đến công việc dưới sự kiểm soát của tổ chức;

+ Các tình huống không được tổ chức kiểm soát và xảy ra lân cận nơi làm việc mà có thể gây chấn thương và bệnh tật cho con người tại nơi làm việc;

- Thay đổi thực tế hoặc được đề nghị trong tổ chức, vận hành, quá trình, hoạt động và hệ thống quản lý ATVSLĐ;

- Thay đổi về kiến thức và thông tin về các mối nguy.

Xem chi tiết TCVN ISO 45001:2018: Tại đây

Mối nguy là gì? Cách nhận diện mối nguy?

Mối nguy là gì? Cách nhận diện mối nguy? Những nghề nào phải tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ?

Danh mục 11 nghề phải tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động?

Tại Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
2. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào các thời Điểm sau đây:
a) Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời Điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;
...

Dẫn chiếu theo Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH thì 11 ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:

1. Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

2. Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.

3. Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.

4. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.

5. Thi công công trình xây dựng.

6. Đóng và sửa chữa tàu biển.

7. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

8. Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

9. Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.

10. Tái chế phế liệu.

11. Vệ sinh môi trường.

Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động để làm gì?

Tại Điều 77 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
1. Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động là việc phân tích, nhận diện nguy cơ và tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá và hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.
3. Các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động phải được áp dụng bắt buộc và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
...

Theo đó, đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động là việc phân tích, nhận diện nguy cơ và tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động.

Thuật ngữ lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thất nghiệp tạm thời là gì? Người lao động nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Lao động tiền lương
Thất nghiệp chu kỳ là gì? Nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của Nhà nước như nào?
Lao động tiền lương
Mối nguy là gì? Cách nhận diện mối nguy? Nghề nào phải đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ?
Lao động tiền lương
Thang bảng lương là gì? Mức lương tối thiểu vùng khi xây dựng thang bảng lương được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Lực lượng lao động là gì? Người lao động có quyền gì trong quan hệ lao động?
Lao động tiền lương
Lao động phổ thông là gì? Mức lương trung bình của người dân Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tăng ca là gì? Có bắt buộc người lao động phải làm tăng ca không?
Lao động tiền lương
Công việc thời vụ là gì? Công việc này có cần ký hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Lao động chân tay là gì? Mức lương tối thiểu của người lao động chân tay như thế nào?
Lao động tiền lương
Lương gộp là gì? Người lao động có nên nhận lương gộp không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ lao động
67 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào