Miễn nhiệm viên chức quản lý khi có bao nhiêu số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu?

Viên chức quản lý bị miễn nhiệm khi có bao nhiêu số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu? Hồ sơ xem xét miễn nhiệm bao gồm những gì?

Viên chức quản lý là ai?

Căn cứ tại Điều 3 Luật Viên chức 2010 có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
2. Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
3. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.
4. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Theo đó, viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

Miễn nhiệm viên chức quản lý khi có bao nhiêu số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu?

Miễn nhiệm viên chức quản lý khi có bao nhiêu số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu?

Miễn nhiệm viên chức quản lý khi có bao nhiêu số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định:

Miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà cấp có thẩm quyền xác định là năng lực hạn chế, uy tín giảm sút;
b) Bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo 02 lần trở lên trong cùng thời hạn bổ nhiệm;
c) Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền;
d) Có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
đ) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và đơn vị nơi đang công tác;
e) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm;
g) Viên chức quản lý là người đứng đầu để đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.
2. Quy trình xem xét miễn nhiệm:
a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với viên chức quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ có trách nhiệm trao đổi với viên chức và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc. Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và thường vụ cấp ủy cùng cấp phải thảo luận, xác định rõ căn cứ miễn nhiệm theo đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trước khi biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với viên chức quản lý phải được từ 50% trở lên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo, thường vụ cấp ủy cùng cấp đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% thì báo cáo cơ quan quản lý xem xét, quyết định.
...

Theo đó, miễn nhiệm viên chức quản lý khi có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.

Hồ sơ xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý bao gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 55 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định:

Miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
...
3. Sau khi viên chức quản lý bị miễn nhiệm, cấp có thẩm quyền xem xét bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; viên chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp viên chức quản lý bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong 02 năm liên tiếp thì cấp có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật. Quyết định miễn nhiệm đồng thời là quyết định cho thôi việc.
4. Hồ sơ xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý:
a) Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ;
b) Biên bản kiểm phiếu và các tài liệu khác có liên quan.

Theo đó, hồ sơ xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý gồm:

- Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ;

- Biên bản kiểm phiếu và các tài liệu khác có liên quan.

Miễn nhiệm viên chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quyết định miễn nhiệm viên chức quản lý trong thời hạn bao lâu?
Lao động tiền lương
Miễn nhiệm viên chức quản lý khi có bao nhiêu số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào quyết định miễn nhiệm viên chức quản lý là quyết định cho thôi việc?
Lao động tiền lương
Hồ sơ xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Viên chức quản lý bị kỷ luật hình thức nào thì bị miễn nhiệm?
Lao động tiền lương
Miễn nhiệm viên chức quản lý khi bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ mấy năm?
Lao động tiền lương
Quy trình xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý được thực hiện thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Miễn nhiệm viên chức
97 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Miễn nhiệm viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Miễn nhiệm viên chức

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Danh mục văn bản quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào