Mẫu văn bản giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản hiện nay là mẫu nào?
Thời gian nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản là bao lâu?
Tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Mẫu văn bản giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Chậm nộp hồ sơ thì người lao động có được hưởng bảo hiểm thai sản hay không?
Tại Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định
1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.
2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, nếu chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản thì người sử dụng lao động sẽ phải gửi văn bản giải trình lên cơ quan bảo hiểm xã hội và nêu rõ lý do. Lúc này, cơ quan bảo hiểm xã hội mới xem xét giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản cho người lao động.
Mẫu văn bản giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản hiện nay là mẫu nào?
Văn bản giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản sẽ do người sử dụng lao động lập và gửi kèm hồ sơ giải quyết chế độ thai sản cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi công ty có trụ sở.
Hiện nay, mẫu văn bản giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản không được quy định trong Bộ luật Lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Thông thường mẫu văn bản giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản sẽ được lập tùy vào những tình huống cụ thể phát sinh tại từng đơn vị, công ty.
Tuy nhiên, trong mẫu Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản (Mẫu 01B-HSB) đã có sẵn mục: “*Giải trình trong trường hợp nộp hồ sơ chậm:….” nên người sử dụng lao động có thể ghi lý do nộp muộn tại đây hoặc tạo công văn riêng giải trình lý do nộp muộn.
Tải Mẫu 01B-HSB: Tại đây
Dưới đây là mẫu văn bản giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản mà các đơn vị có thể tham khảo:
Tải Mẫu văn bản giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản: Tại đây.
Cách điền mẫu văn bản giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản như sau:
(1) Bên trái của danh sách ghi rõ tên đơn vị, mã số đơn vị đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, mã số công văn.
(2) Góc trên cùng, bên phải ghi địa điểm, ngày, tháng, năm lập công văn.
(3) Kính gửi, cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận công văn là cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi đơn vị có trụ sở.
(4) Phần căn cứ: ghi các căn cứ là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ thai sản còn hiệu lực tại thời điểm giải quyết chế độ, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Và các căn cứ khác như công văn, quyết định có liên quan đến việc giải quyết chế độ thai sản của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
(5) Thông tin đơn vị: Điền đúng, chính xác thông tin về tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên hệ.
(6) Hạn cuối nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản theo đúng quy định pháp luật: đơn vị ghi ngày, tháng, năm sau 55 kể từ ngày người lao động quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ ốm.
(7) Phần doanh nghiệp giải trình lý do làm chế độ thai sản muộn: doanh nghiệp có thể ghi lý do như trong mẫu công văn trình bày phía bên trên hoặc nêu lý do thực tế của doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
(8) Phần cuối cùng: Ban lãnh đạo đơn vị và quản lý nhân sự ký và ghi rõ họ tên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?