Mẫu sơ yếu lý lịch xin việc 2024? Viết sơ yếu lý lịch xin việc như thế nào?

Hiện tại, đâu là mẫu sơ yếu lý lịch xin việc 2024? Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc như thế nào?

Mẫu sơ yếu lý lịch xin việc 2024?

Sơ yếu lý lịch xin việc, hay còn gọi là hồ sơ lý lịch, là một tài liệu quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Đây là tờ khai cung cấp thông tin cá nhân, nhân thân, và tiểu sử của ứng viên cho nhà tuyển dụng. Ngoài ra, nó còn liệt kê quá trình học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, và các thành tựu cá nhân.

Sơ yếu lý lịch giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về ứng viên, từ đó đánh giá xem ứng viên có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Đây là một trong những giấy tờ bắt buộc cần có trong mẫu hồ sơ xin việc chuẩn.

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không quy định cụ thể về Mẫu sơ yếu lý lịch xin việc.

Dưới đây là Mẫu sơ yếu lý lịch xin việc 2024 mà các bạn có thể tham khảo:

Tự thuật

Tải Mẫu sơ yếu lý lịch xin việc 2024: Tại đây

Mẫu sơ yếu lý lịch xin việc 2024

Mẫu sơ yếu lý lịch xin việc 2024? Viết sơ yếu lý lịch xin việc như thế nào?

Viết sơ yếu lý lịch xin việc như thế nào?

Việc viết sơ yếu lý lịch xin việc là cách để bạn giới thiệu bản thân và kể về hành trình, kinh nghiệm, và năng lực cá nhân của mình trong quá trình tìm việc làm. Dưới đây là một hướng dẫn cơ bản về cách viết sơ yếu lý lịch xin việc:

Họ và tên: Với phần này, bạn cần viết đúng theo những thông tin đã lưu trong chứng minh nhân dân. Trong đó, họ tên sẽ cần phải viết chữ in hoa.

Nam/nữ: Nếu giới tính nam thì bạn ghi Nam, còn nếu bạn là nữ thì ghi Nữ.

Ngày sinh: Bạn cần điền đầy đủ thông tin về ngày, tháng, năm sinh của bản thân giống như trong chứng minh thư hoặc sổ hộ khẩu.

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Bao gồm số nhà, đường phố, xã phường, quận huyện, tỉnh thành. Bạn cần khai thông tin theo đúng trong sổ hộ khẩu.

Nơi ở hiện tại: Nếu nơi ở hiện tại trùng với hộ khẩu thường trú thì bạn sẽ không cần phải ghi lại. Nếu địa chỉ nơi ở hiện tại khác so với sổ hộ khẩu bạn cần điền lại địa chỉ chính xác.

Nguyên quán: Có thể ghi theo quê của mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng bạn tự nhỏ nếu như không rõ về thân thế của bố, mẹ mình là ai.

Dân tộc: Ghi rõ dân tộc gốc gác của mình. Nếu là con lai thì cần ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ

Tôn giáo: Cần ghi rõ tôn giáo của bạn (đạo Phật, đạo Hồi, Thiên Chúa, Cao Đài,…) kèm theo cả chức sắc trong tôn giáo đó nếu có. Còn nếu không theo đạo nào thì ghi là “Không”.

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Ghi thông tin về thành phần gia đình theo đúng như quy định của pháp luật. Bao gồm các diện thành phần: cố nông, bần nông, trung nông, địa chủ, công chức, viên chức.

Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Gia đình của bạn thuộc thành phần nào thì điền thông tin vào đó. Các thành phần bản thân gia đình bao gồm: công nhân, viên chức, công chức, …

Trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch: Khai rõ trình độ là 12/12 hoặc bổ túc văn hóa… theo đúng bằng cấp mà mình đã nhận được.

Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch: Ghi chính xác các bằng cấp liên quan đến trình độ ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga,…)

Ngày và nơi kết nạp Đảng/ Đoàn: Ghi rõ ngày được kết nạp. Nếu không nhớ rõ thì có thể bỏ qua

Trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch: Ghi trình độ đã tốt nghiệp: đại học, cao đẳng, trung cấp…

Trình độ chuyên môn trong lý lịch đi làm: Bạn được đào tạo theo chương trình nào, chuyên ngành nào thì ghi vào mục này.

Cấp bậc: Phần này ghi bậc lương đang được hưởng.

Lương chính hiện nay: Lương theo ngạch chuyên viên, kỹ sư, kỹ thuật viên, … ghi vào cụ thể nếu có.

Quá trình công tác của bản thân bản thân: Ghi tóm tắt lại quá trình học tập, làm việc của bạn. Trong đó, thể hiện rõ rằng mình đã đi học ở đâu, làm gì và giữ các chức vụ gì? Việc ghi đầy đủ phần này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với hàng loạt những hoạt động xã hội, đào tạo trong quá khứ, thể hiện bạn là một người rất năng động.

Tình trạng sức khỏe: Bạn ghi Tốt nếu chắc chắn sức khỏe được đảm bảo.

Sơ yếu lý lịch phải công chứng hay chứng thực?

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
...

Tại khoản 1,2,3, khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại chứng thực như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
...

Theo đó, có thể thấy sẽ không thực hiện công chứng đối với sơ yếu lý lịch mà sẽ thực hiện theo thủ tục chứng thực chữ ký.

Tuy nhiên cần lưu ý, hiện nay pháp luật chưa có quy định về việc bắt buộc phải chứng thực sơ yếu lý lịch khi đi xin việc do đó việc chứng thực sở yếu lý lịch phụ thuộc vào yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Sơ yếu lý lịch xin việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu sơ yếu lý lịch xin việc 2024? Viết sơ yếu lý lịch xin việc như thế nào?
Lao động tiền lương
Chứng thực sơ yếu lý lịch trong hồ sơ xin việc? Phân biệt công chứng và chứng thực?
Lao động tiền lương
Sơ yếu lý lịch xin việc có cần đi công chứng hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sơ yếu lý lịch xin việc
217 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sơ yếu lý lịch xin việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sơ yếu lý lịch xin việc

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào