Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức mới nhất là mẫu nào? Cách viết sơ yếu lý lịch cán bộ công chức?
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức mới nhất là mẫu nào?
Theo quy định mới nhất, mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức đang được áp dụng là Mẫu 2C-BNV/2008 được ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV.
Mẫu có dạng như sau:
>> Tải mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức: TẠI ĐÂY
Xem thêm: >> 02 mẫu bản kiểm điểm cán bộ cuối năm 2024 là mẫu nào?
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức mới nhất là mẫu nào? Cách viết sơ yếu lý lịch cán bộ công chức? (Hình từ Internet)
Cách viết sơ yếu lý lịch cán bộ công chức?
Tham khảo cách viết mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức theo Mẫu 2C-BNV/2008 được ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV sau đây:
(1) Họ và tên khai sinh: viết chữ in hoa đúng với họ và tên trong giấy khai sinh. (2) Tên gọi khác: là tên gọi khác hoặc bí danh khác đã dùng trong hoạt động cách mạng, trong lĩnh vực báo chí, văn học nghệ thuật.. (nếu có). (3) Sinh ngày: ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh đúng như trong giấy khai sinh. Giới tính: ghi giới tính của cán bộ, công chức là Nam hoặc Nữ. (4) Nơi sinh: ghi tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (hoặc quận, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương) nơi cán bộ, công chức được sinh ra (ghi đúng như trong giấy khai sinh). Nếu có thay đổi địa danh đơn vị hành chính thì ghi <tên cũ>, nay là <tên mới>. (5) Quê quán: ghi nơi sinh trưởng của cha đẻ hoặc ông nội của cán bộ, công chức. Trường hợp đặc biệt có thể ghi theo quê quán của mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ cha, mẹ đẻ). Ghi rõ tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (quận hoặc thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương). (6) Dân tộc: ghi rõ tên dân tộc của cán bộ, công chức theo quy định của Nhà nước như: Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Ê đê, Kh'me, ... (7) Tôn giáo: Cán bộ, công chức đang theo tôn giáo nào thì ghi tên tôn giáo đó như: Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Cao đài, Hòa hảo,... Nếu không theo tôn giáo nào, thì không được bỏ trống mà khi là "Không". (8) Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thành phố hoặc xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú. (9) Nơi ở hiện nay: ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thành phố hoặc xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh nơi mình đang ở hiện tại. (10) Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: ghi rõ đã làm nghề gì để kiếm sống trước khi được tuyển dụng. Nếu chưa có nghề, sống phụ thuộc vào gia đình, thì ghi cụ thể là "không nghề nghiệp". (11) Ngày tuyển dụng: ghi rõ ngày, tháng, năm công chức có quyết định tuyển dụng và tên cơ quan ban hành quyết định tuyển dụng (ngày được bổ nhiệm, phê chuẩn đối với cán bộ). (12) Chức danh (chức vụ) hiện tại: ghi rõ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc chức danh công việc chính hiện tại đang được phân công đảm nhiệm về chính quyền (hoặc Đảng, đoàn thể, kể cả chức vụ kiêm nhiệm). (13) Công việc chính được giao: ghi cụ thể tên công việc chính được phân công đảm nhiệm. (14) Ngạch công chức: ghi rõ ngạch công chức Mã ngạch: ghi rõ mã nghạch Ghi rõ bậc lương, hệ số lương và ngày/tháng/năm được hưởng lương. Ghi rõ hệ số phụ cấp chức danh (chức vụ) hoặc phụ cấp khác (nếu có). 15.1- Trình độ giáo dục phổ thông: ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Ví dụ: Lớp 10/10 (đối với những người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); Lớp 12/12 (đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm). 15.2- Trình độ chuyên môn cao nhất: ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp... thuộc chuyên ngành đào tạo nào. Ví dụ: đối với những người có nhiều văn bằng đào tạo như: có bằng kỹ sư, có bằng cử nhân, có bằng thạc sĩ, có bằng tiến sĩ thì chỉ kê khai trình độ chuyên môn cao nhất hiện tại là: Tiến sĩ + chuyên ngành đào tạo. 15.3- Lý luận chính trị: ghi trình độ lý luận chính trị cao nhất đã được đào tạo, bồi dưỡng như: Cử nhân, cao cấp, trung cấp, sơ cấp. ... (Còn tiếp) Toàn bộ hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch cán bộ công chức chi tiết: TẠI ĐÂY |
Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo Điều 69 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý. Hồ sơ cán bộ, công chức phải có đầy đủ tài liệu theo quy định, bảo đảm chính xác diễn biến, quá trình công tác của cán bộ, công chức.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.
3. Bộ Nội vụ hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc về:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.
- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.
- Bộ Nội vụ hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Cán bộ, công chức 2008.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?